Dù đã về nghỉ hưu được gần chục năm nay, nhưng dường như NSND Thanh Hoài còn bậnrộn hơn cả khi đang còn là diễn viên của Nhà hát Chèo Việt Nam, bởi bà luôn bậnrộn với những chuyến lưu diễn và đi dạy chèo ở khắp nơi. Vì vậy, khi tôi gọiđiện xin phỏng vấn để làm bài phóng sự này, bà đã đồng ý nhưng rồi cũng phải mấthơn một tháng sau cuộc hẹn mới sắp xếp được.
Hôm gặp nhau cũng là lúc bà vừa kết thúc chuyến lưu diễn tròn 30 ngày ở Pháp. Vìthế, trong câu chuyện của bà luôn tràn ngập những kỷ niệm về chuyến lưu diễn đặcbiệt này.
Trong chuyến đi ấy, NSND Thanh Hoài đã một mình đảm nhận toàn bộ phầnhát nền cho vở rối nước “Người thầy của những con rối.” Đây là dự án nghệ thuậtcủa Nhà hát Múa rối Quốc gia Việt Nam kết hợp với Hiệp hội Sân khấu Thế giới vàNhà hát Quốc gia Bordeaux (Pháp). Chương trình do đạo diễn người Pháp DominiquePitoiset, Giám đốc Nhà hát Quốc gia Bordeaux dàn dựng.
Bằng tài năng và chấtgiọng đặc biệt của mình, NSND Thanh Hoài không chỉ đã đem đến cho công chúngPháp những ấn tượng khó quên về giọng hát chèo điêu luyện sở trường của mình màbà còn hát cả quan họ, ca trù, chầu văn, ngâm thơ, lẩy Kiều.
Vở rối được thểhiện trên nền giọng hát của NSND Thanh Hoài đã thành công ngoài mong đợi và tạonên một tiếng vang lớn ở Pháp.
Chuyến lưu diễn không chỉ để lại trong lòng NSND Thanh Hoài những ấn tượng khóquên về công chúng Pháp đối với nghệ thuật truyền thống Việt Nam mà còn có nhiềukỷ niệm đẹp về tình cảm của kiều bào ta đang sinh sống ở nước bạn dành cho đoàn.
NSND Thanh Hoài tâm sự: “Bà con mình ở Pháp rất yêu quê hương, rất yêu chèo vànghệ thuật âm nhạc truyền thống. Có những cụ già xa xứ đã lâu chưa có dịp vềthăm quê nên khi thấy cô mặc áo tứ thân, đầu quấn khăn nhung truyền thống đãkhông kìm được lòng trước nỗi nhớ quê cha đất tổ. Xúc động lắm cháu ạ!”
Thuở bé, Thanh Hoài mê hát chèo tới mức trốn nhà đi xem hát rồi học lỏm hát theocác cô chú ở Đoàn chèo Thái Bình. Như cơ duyên trời định, Thanh Hoài tham giađoàn văn công của tỉnh rồi rẽ lối đến với chèo vào năm 1965.
Gần trọn đời ngườitheo đuổi nghệ thuật truyền thống, với hơn 40 năm cống hiến, có thể nói NSNDThanh Hoài luôn sát cánh cùng với “vận mệnh” của bộ môn nghệ thuật chèo và cũngluôn nhận thức được sứ mệnh của mình với nó ngay cả khi chèo không còn “thịnh”trên sân khấu nữa.
Cuộc đời nghệ thuật của bà để lại dấu ấn rất lớn bằng vai diễn Xúy Vân trongtrích đoạn “Xúy Vân giả dại” của vở chèo cổ “Kim Nham.” Vai diễn này bà đã diễnđi diễn lại không biết bao nhiêu lần nhưng người xem vẫn không hề thấy nhàmchán.
Xem NSND Thanh Hoài hóa thân vào nhân vật Xúy Vân giả dại với từng điệubộ, cử chỉ, ánh mắt và đặc biệt là tiếng cười cất lên lảnh lót man dại như lộttả đến tận cùng tâm can của nhân vật. Có thể nói, vai diễn của bà đã đạt đếnđỉnh cao của nghệ thuật chèo, để rồi sau này trở thành vai diễn mẫu mực cho cácthế hệ nghệ sỹ chèo kế tiếp học hỏi noi theo.
Ngoài vai diễn Xúy Vân giả dại, NSND Thanh Hoài còn khẳng định thêm tên tuổi củamình trong làng chèo Việt Nam qua nhiều vở diễn khác như: “Từ Thức gặp tiên,”“Kiều ở lầu Ngưng Bích,” “Quan Âm thị kính,” “Bà chúa Liễu." Ngoài ra, bà còngiành nhiều giải thưởng lớn tại các kỳ thi và liên hoan trong nước và quốc tế.
Bằng lòng nhiệt huyết và tâm thế của một người nghệ sỹ, bà không chỉ cống hiếncho nghệ thuật chèo những vai diễn để đời khi đang còn là diễn viên của Nhà hátChèo Việt Nam, mà ngay cả khi đã về hưu bà cũng vẫn lao động miệt mài để truyềnlại niềm đam mê ấy cho các thế hệ trẻ ở khắp nơi. Vì thế, đều đặn hàng tháng, bàcó những chuyến lưu diễn ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương…
NSND Thanh Hoài kể lại, có lần bà đi diễn ở Phú Thọ, mặc dù buổi diễn kết thúcđã muộn nhưng gặp một số cháu nhỏ muốn học hát chèo nên bà vẫn nán lại dạy chochúng. Lũ trẻ say sưa học đến tận khuya mà vẫn không chịu về, thậm chí có đứacòn nài nỉ: “Cô dạy thêm con đi, không mai cô về mất rồi!” “Nhìn các cháu hamhọc tôi xúc động vô cùng, và càng thấy yêu nghề hơn!” - NSND Thanh Hoài trảilòng.
Thế hệ sau này, tuy có nhiều lý do khiến lớp trẻ không còn gắn bó với chèo,nhưng NSND Thanh Hoài vẫn miệt mài cống hiến và giữ lửa để mong truyền lại chocác lớp thế hệ sau. Và có một điều chắc chắn rằng, tình yêu và niềm đam mê nghệthuật hát chèo vẫn mãi mãi cháy trong tim người nghệ sỹ tài danh này./.