OPEC: Hạn chế, ngừng tài trợ các dự án dầu mỏ mới là không thực tế

Tổng thư ký OPEC Al Ghais cho biết ngành dầu mỏ toàn cầu cần 12.100 tỷ USD đầu tư từ nay đến năm 2045 để có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng toàn cầu trong giai đoạn này.
OPEC: Hạn chế, ngừng tài trợ các dự án dầu mỏ mới là không thực tế ảnh 1Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 11/7, Tổng Thư ký Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC), ông Haitham Al Ghais dự báo nhu cầu toàn cầu đối với tất cả các loại năng lượng sẽ tăng 23% từ nay đến năm 2045.

Phát biểu tại Hội nghị dầu khí tại Nigeria, ông Al Ghais cho rằng những lời kêu gọi hạn chế hoặc ngừng tài trợ cho các dự án dầu mỏ mới là không thực tế.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận sự cần thiết của công nghệ để giải quyết vấn đề phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ yêu cầu các giải pháp sáng tạo như sử dụng và lưu trữ carbon, và các dự án hydrogen bên cạnh nền kinh tế carbon tuần hoàn vốn đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)."

Theo ông Al Ghais, ngành dầu mỏ toàn cầu cần 12.100 tỷ USD đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2045 nhưng ngành này chưa đi đúng hướng để đạt được mức đầu tư như vậy.

Trước đó, các quan chức trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC cũng đã nhiều lần cảnh báo rằng cần tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ nếu không giá nhiên liệu này sẽ tăng cao hơn.

[OPEC+ sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để hỗ trợ giá dầu]

Theo một số nguồn tin, OPEC có thể duy trì quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm sau khi tổ chức này công bố đánh giá triển vọng vào cuối tháng này, dù dự báo sự suy giảm nhu cầu so với năm nay nhưng vẫn là mức tăng trên trung bình.

Theo đó, dự báo của OPEC về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2024 có thể thấp hơn so với mức dự báo của năm nay 2,35 triệu thùng/ngày, tương đương 2,4%, tỷ lệ cao bất thường khi thế giới thoát khỏi đại dịch COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.