Hai di tích đó là đồi Cống Chuốc (xã Vật Lại) và đồi Lương Tụ (xã Phú Sơn)phân bố trên những đồi gò cao từ 20-30m, vốn là thềm cổ bậc hai của sông Đà.
Đoàn khảo cứu đã tìm thấy hàng chục công cụ lao động bằng đá của ngườitiền sử như công cụ mũi nhọn để đào xới, công cụ chặt đập thô sơ như dao, nạothô. Tất cả những di vật này đều được chế tác từ đá cuội sông suối với kỹ thuậtchế tác ghè đẽo còn rất đơn sơ.
Đáng chú ý, đoàn đã phát hiện được nhiều mảnh tước bằng đá cùng các phácvật công cụ được chế tác dở dang. Đây là những chứng cứ quan trọng cho thấyngười tiền sử đã chế tác công cụ ngay tại chỗ.
Mặc dù chưa tìm thấy dấu tích nhà cửa, bếp đun... nhưng các nhà khảo cổnhận định đây là những di tích cư trú của người nguyên thủy trên bề mặt nhữngbậc thềm sông cổ.
Theo tiến sỹ Chung, những di tích, di vật trên có những đặc trưng về phânbố di tích, kỹ thuật và loại hình công cụ rất gần gũi, giống với những di tích,di vật thuộc văn hóa Sơn Vi, phân bố phổ biến ở vùng đồi gò Phú Thọ, Yên Bái,Bắc Giang, Lào Cai...
Căn cứ vào đặc điểm phân bố và so sánh các đặc trưng quan trọng khác vớicác văn hóa tiền sử trong khu vực, các nhà khảo cổ đã xếp hai di tích mới tìmthấy ở Ba Vì, Hà Nội vào niên đại hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, cư dân nguyên thủy Ba Vì có mối quan hệ chặtchẽ với các cư dân đương thời trên đất Phú Thọ liền kề, thuộc giai đoạn văn hóaSơn Vi phát triển, có niên đại cách ngày nay từ 15.000-20.000 năm./.