Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện II Quảng Trạch

Dự án Nhà máy nhiệt điện II Quảng Trạch đặt tại tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện II Quảng Trạch ảnh 1Phối cảnh dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch.

Ngày 22/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xác nhận thông tin Dự án Nhà máy nhiệt điện II Quảng Trạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Dự án Nhà máy nhiệt điện II Quảng Trạch vừa được phê duyệt chủ trương đầu tư có mục tiêu cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn cung cấp điện cho hệ thống, đáp ứng yêu cầu quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Dự án Nhà máy nhiệt điện II Quảng Trạch đặt tại tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.

Dự án áp dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống với tổng công suất 1.200 MW, tổng vốn đầu tư trên 48.000 tỷ đồng; trong đó vốn chủ sở hữu gần 10.000 tỷ đồng (chiếm 20% tổng mức đầu tư), vốn vay trên 38.000 tỷ đồng (chiếm 80% tổng mức đầu tư).

[Kiến nghị về việc chọn nhà thầu EPC dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1]

Nhằm đẩy nhanh thực hiện dự án được phê duyệt để đảm bảo tiến độ vận hành tổ máy số 1 vào năm 2028 và tổ máy số 2 vào năm 2029, Thủ tướng Chính phủ đã bàn giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành liên quan; trong đó riêng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình căn cứ văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư đúng theo quy định; chịu trách nhiệm giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật.

Cùng với đo, phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án của EVN theo đúng quy định của pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của các bộ, ngành liên quan, bao gồm cả kiểm tra, giám sát việc huy động vốn của nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đánh giá tác động môi trường của dự án đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo các cơ quan liên quan trong tỉnh Quảng Bình để phối hợp với nhà đầu tư giải quyết kịp thời các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với nhà đầu tư-Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ dự án, tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, hiệu quả đầu tư dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật, bảo đảm thủ tục thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩn quyền xem xét quyết định; triển khai thực hiện và quản lý dự án theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính an toàn và khả thi của dự án.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, cùng với Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I đang được đầu tư xây dựng, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chủ đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II sẽ mang lại nhiều tác động tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương...

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I cũng đặt tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng công suất 1.200 MW, tổng vốn đầu tư 1,8 tỷ USD.

Hiện nay, tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I đang được tập trung đẩy nhanh nhằm phấn đấu đến tháng 6/2024, Tổ máy số I của Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.