Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ XI dưới thời Vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có tên là chùa Chúc Thánh (Chúc Thánh thiền tự). (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Theo bia tháp cổ ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), Vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay.(Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Chùa được hoàn thành vào năm 1016, vị trụ trì đầu tiên là Thiền sư Vạn Hạnh, kế tiếp là các vị: Đạo An, Minh Tâm, Bảo Tánh và Huệ Quang. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Đến thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cho sửa sang, trùng tu, tôn tạo lại, đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm (Vĩnh Nghiêm tự) với mong muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn, mãi mãi tôn nghiêm. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1964. Lễ hội chùa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. Tháng 12-2015, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng chùa là di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Chùa Vĩnh Nghiêm mang đậm bản sắc văn hóa Phật Việt ở chỗ nơi đây đã dành riêng hai ngôi nhà thờ Tổ theo dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà không có thờ tổ Bồ Đề Đạt ma. Hay như, theo bố cục kiến trúc của chùa cũng có thể hiểu rằng các tổ xưa theo đạo Phật nhưng vẫn coi trọng Phật giáo Ấn Độ và coi trọng Tông phái Đại thừa du nhập vào nước ta. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Không phải mùa lễ hội, chùa Vĩnh Nghiêm những ngày thường yên tĩnh và thanh tịnh. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Về kiến trúc, Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn với bốn khối: Chùa Phật, nhà tổ, gác chuông hai tầng tám mái và nhà trai kiểu chuôi vồ. Nơi đây từng đặt làm Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là nơi đào tạo tăng đồ và sắp đặt tăng chức trong cả nước. Từ lâu dân gian đã có câu ca khẳng định vị thế của chùa đối với Phật giáo nước nhà: 'Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh Nghiêm chưa đến, thiền tâm chưa đành.' (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã được người dân Việt Nam nhìn nhận và tôn vinh là một trong những Trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần mang đậm bản sắc dân tộc, là nơi tổ chức và thành lập mô hình Phật giáo Nhất Tông trên cơ sở hợp nhất các thiền phái đã có trước đó và cũng là mô hình Giáo hội Phật giáo cho các tổ chức Giáo hội sau này. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Nhà Tổ đệ Nhất là nơi thờ ba vị tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Được bố cục mặt bằng theo lối chữ 'công' mang nét đặc trưng kiến trúc thời Lê Trung Hưng (TK XVIII), gồm 3 gian 2 chái Tiền đường, 2 gian Ống muống và 1 gian 2 chái Hậu cung, lớp ngói mũi hài theo cấu trúc 4 mái; diện tích nền tuy không lớn nhưng khá bề thế, trang nghiêm. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Trải qua gần một thiên niên kỷ với nhiều lần trùng tu, tôn tạo, công trình kiến trúc hiện nay của chùa Vĩnh Nghiêm là sản phẩm của hai triều đại Lê Trung Hưng và triều Nguyễn. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Hệ thống tượng Phật chùa Vĩnh Nghiêm tương đối hoàn chỉnh về hình thức, vị trí, thứ bậc, chức năng,… và đều là những tác phẩm điêu khắc đẹp trong kho tàng tượng Phật ở Việt Nam. Điêu khắc tượng tròn ở chùa Vĩnh Nghiêm chiếm một vị trí đặc biệt về giá trị mỹ thuật tiêu biểu của thời Nguyễn. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Cây hoa nhập nhân tọa lạc trong vuông đất nhỏ ngay sau tòa Tam Bảo, thoáng nhìn giống loài mai tứ quý nhưng cành mảnh mai, ít lá hơn. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, các thế hệ nhà sư trụ trì ở đây cũng như người cao niên trong vùng vẫn truyền khẩu cây hoa này đã có khoảng 700 năm tuổi, gần bằng tuổi của ngôi chùa. Mặc dù ‘cao niên’ nhưng hiện nay cây không hề già cỗi mà vẫn xanh tươi. Hằng năm, cây nhập nhân nở hoa vào tháng Ba, tháng Tư âm lịch, rộ nhất là khi diễn ra lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm. Hoa màu trắng, cánh mỏng hơn hoa nhài, ẩn sau vòm lá. Điều kỳ lạ là hoa chỉ tỏa hương thơm mát, dìu dịu khi có hơi người.(Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Mỗi gốc cây trong sân chùa đều vô cùng đặc biệt và độc đáo. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi lưu giữ nhiều mộc bản có giá trị lịch sử, văn hóa đực biệt trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Con đường cổ kính dẫn sang khu trưng bày mộc bản. Đặc biệt, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Theo các nhà nghiên cứu, 3.050 tấm mộc bản bằng chữ Hán và Nôm ở chùa Vĩnh Nghiêm, số ít bằng chữ Phạn được khắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Nội dung trong mộc bản là các kinh, sách do Tam tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang cùng các hệ phái kế tiếp biên soạn. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Các mộc bản quý có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc, giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Một số mảnh ngói thời Lê, thế kỷ XV phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học tại chùa năm 2015. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) Những bản sách in từ mộc bản được trưng bày. (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) (Ảnh: M.Mai/Vietnam+) (Ảnh: M.Mai/Vietnam+)
[Photo] Chùa Vĩnh Nghiêm: Nơi lưu giữ di sản ký ức của thế giới
Chùa Vĩnh Nghiêm (hay còn gọi là chùa Chúc Thánh, chùa Đức La) tọa lạc tại thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang không chỉ có kiến trúc đặc biệt với khi mộc bản khổng lồ...
M.Mai 06/10/2019 14:00