[Photo] Độc đáo ngôi nhà có nhiều cổ vật từ thế kỷ 16 ở Bát Tràng
Căn nhà sàn 150 nằm trong khu làng cổ Bát Tràng, Hà Nội là địa chỉ nên ghé qua trên hành trình thăm quan làng gốm 600 năm tuổi này. Ngoài khu chợ gốm có những mái nhà cổ hiếm hoi còn sót lại.
Mai Mai
Căn nhà sàn 150 nằm trong khu làng cổ Bát Tràng, Hà Nội là địa chỉ nhất định nên ghé qua trên hành trình thăm quan làng gốm 600 năm tuổi này. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngoài khu chợ gốm nhộn nhịp, làng cổ bát trang còn có những mái nhà xưa cũ hiếm hoi còn sót lại. Có những nếp nhà cổ trăm tuổi 'xịn' nhưng cũng có những mái nhà cổ được phục dựng theo kiến trúc xưa của vùng đồng bằng Bắc bộ.(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nhà sàn 150 là không gian cổ, nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật từ thế kỷ thứ 16. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các món cổ vật ở đây hầu hết là những gốm sứ của làng nghề Bát Tràng do gia chủ sưu tầm và gìn giữ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mỗi món đồ lại gắn với một giai đoạn phát triển của lịch sử văn hóa, lịch sử làng nghề Bát Tràng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nơi đây trở thành điểm đến ưa thích dành cho những du khách thích tìm hiểu về vốn cổ Việt. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đặc biệt, trong không gian ngôi nhà cổ này còn có ban thờ vợ chồng cố nhà văn Kim Lân. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Được biết, đây là căn nhà sàn của một trong những người con của cố nhà văn Kim Lân. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, căn nhà sàn này đón tiếp khá nhiều du khách nước ngoài mỗi ngày. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mỗi món đồ cổ gắn với một câu chuyện. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Không gian tiếp khách của gia chủ trên tầng hai của khu nhà sàn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mỗi góc trong nhà sàn cổ đều được trang trí bằng rất nhiều đồ gốm cổ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hơn 20 năm nay, ở Vĩnh Phúc người ta vẫn thấy có một người nông dân chuyên đi cóp nhặt các món đồ cổ rồi đem về gắn tất cả vào tường, biến ngôi nhà thành tuyệt tác có một không hai.
Giờ đây, chỉ còn Phạm Anh Đạo là nghệ nhân duy nhất của làng Bát Tràng làm thủ công với phương pháp cổ truyền. Đạo như thể được sinh ra để đi con đường ấy, giữ tinh hoa còn sót lại và duy trì vốn cổ.
Biết bao mẻ gốm thất bại, bao lần pha chế men gốm không thành, thế nhưng nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông vẫn kiên trì giải mã bằng được những bí truyền của tiền nhân kết tinh trong gốm cổ Luy Lâu.
Hàng ngày, nghệ nhân Phạm Anh Đạo vẫn mải mê vê vuốt đất trên chiếc bàn xoay cũ kỹ mà do cơ chế thị trường đã chẳng người làng Bát Tràng nào còn làm nữa. Anh bỗng trở thành của hiếm khác người.
Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của người nghệ nhân trẻ tuổi Bùi Văn Tự cùng sự trợ giúp của ánh đèn, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ánh sáng bằng nhiều chất liệu đã ra đời.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, những ngày này người dân làng nghề gốm Bát Tràng lại tất bật để cho ra lò những sản phẩm cung ứng thị trường ngày Tết.