Sau một đêm ngủ ở Trạm Tấu, chúng tôi chạy xe máy khoảng hơn 7km đường đất và đá sỏi, gửi xe ở khu khai thác chì dưới chân núi và bắt đầu leo núi lúc 11 giờ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Sau một đêm ngủ ở Trạm Tấu, chúng tôi chạy xe máy khoảng hơn 7km đường đất và đá sỏi, gửi xe ở khu khai thác chì dưới chân núi và bắt đầu leo núi lúc 11 giờ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Balo tư trang trung bình cho một chuyến leo núi thường nặng khoảng 7-10kg mỗi người. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Balo tư trang trung bình cho một chuyến leo núi thường nặng khoảng 7-10kg mỗi người. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tháng Hai mà trời nắng chang, mới qua con dốc dựng đứng đầu tiên nhưng một thành viên trong đoàn bị tụt huyết áp, mặt mũi tái mét, thở không ra hơi. Biết không thể gắng gượng nên thành viên này đành dừng cuộc. (Ảnh: Gia Cương/Vietnam+)
Tháng Hai mà trời nắng chang, mới qua con dốc dựng đứng đầu tiên nhưng một thành viên trong đoàn bị tụt huyết áp, mặt mũi tái mét, thở không ra hơi. Biết không thể gắng gượng nên thành viên này đành dừng cuộc. (Ảnh: Gia Cương/Vietnam+)
Không như các cung khác, đường leo Tà Chì Nhù rất hiếm hoi bóng cây và chỉ có 2 đoạn nghỉ có suối. Chúng tôi đến khe suối này lúc 1 giờ chiều và quyết định dừng tranh thủ ăn trưa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không như các cung khác, đường leo Tà Chì Nhù rất hiếm hoi bóng cây và chỉ có 2 đoạn nghỉ có suối. Chúng tôi đến khe suối này lúc 1 giờ chiều và quyết định dừng tranh thủ ăn trưa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những bông hoa rừng hiếm hoi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những bông hoa rừng hiếm hoi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trên đường hầu hết là cây bụi, lại đi dưới trời nắng nên các thành viên trong đoàn chúng tôi rất nhanh mất sức, thấy có bóng cây mừng như đang khát gặp nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trên đường hầu hết là cây bụi, lại đi dưới trời nắng nên các thành viên trong đoàn chúng tôi rất nhanh mất sức, thấy có bóng cây mừng như đang khát gặp nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dân 'phượt' thường gọi đây là đồi ba cây để đánh dấu mốc. Đến đồi ba cây là đã đi được gần nửa đường, ở độ cao khoảng 1.400. Sau đồi ba cây đường đi bắt đầu nhẹ nhàng hơn, không còn phải leo những con dốc trọc lốc đựng thẳng đứng nối tiếp nhau nữa... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dân 'phượt' thường gọi đây là đồi ba cây để đánh dấu mốc. Đến đồi ba cây là đã đi được gần nửa đường, ở độ cao khoảng 1.400. Sau đồi ba cây đường đi bắt đầu nhẹ nhàng hơn, không còn phải leo những con dốc trọc lốc đựng thẳng đứng nối tiếp nhau nữa... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thay vào đó chúng tôi đi trên những sống núi cao liên tiếp. Quang cảnh hùng vĩ khiến ai nấy đều ngây ngất, cứ muốn đứng lại phóng tầm mắt ra xa... Gió núi Tà Chì Nhù không giống bất cứ đâu, mạnh mẽ ào ào, không cẩn thận rất dễ bị thổi... bay người. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thay vào đó chúng tôi đi trên những sống núi cao liên tiếp. Quang cảnh hùng vĩ khiến ai nấy đều ngây ngất, cứ muốn đứng lại phóng tầm mắt ra xa... Gió núi Tà Chì Nhù không giống bất cứ đâu, mạnh mẽ ào ào, không cẩn thận rất dễ bị thổi... bay người. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
5 giờ 30 chiều, hoàng hôn bắt đầu buông xuống những đỉnh núi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
5 giờ 30 chiều, hoàng hôn bắt đầu buông xuống những đỉnh núi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chúng tôi dựng trại ở độ cao 2.600m, nơi có những bóng cây lớn, suối và khu đất trống, nổi lửa đun nước và nấu nướng. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Chúng tôi dựng trại ở độ cao 2.600m, nơi có những bóng cây lớn, suối và khu đất trống, nổi lửa đun nước và nấu nướng. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Bữa đại tiệc trên đỉnh núi là mơ ước của biết bao dân 'trek' vì nổi tiếng với biển mây ở lưng chừng trời. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bữa đại tiệc trên đỉnh núi là mơ ước của biết bao dân 'trek' vì nổi tiếng với biển mây ở lưng chừng trời. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ngọn pháo sáng ăn mừng đoàn đến điểm nghỉ an toàn. Khác với hình ảnh rạng rỡ này, cả đêm đó chúng tôi hầu như không ngủ được vì gió quá to, 4 thành viên không vác được lều nên phải ngủ dưới 'khách sạn ngàn sao.' (Ảnh: Đức Cương /Vietnam+)
Ngọn pháo sáng ăn mừng đoàn đến điểm nghỉ an toàn. Khác với hình ảnh rạng rỡ này, cả đêm đó chúng tôi hầu như không ngủ được vì gió quá to, 4 thành viên không vác được lều nên phải ngủ dưới 'khách sạn ngàn sao.' (Ảnh: Đức Cương /Vietnam+)
3 giờ sáng chúng tôi dậy nấu mỳ và 4 giờ bắt đầu rọi đèn pin nối gót nhau leo nốt quãng đường còn lại, lên đỉnh đón bình minh. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
3 giờ sáng chúng tôi dậy nấu mỳ và 4 giờ bắt đầu rọi đèn pin nối gót nhau leo nốt quãng đường còn lại, lên đỉnh đón bình minh. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Khoảng hơn 6 giờ sáng, mặt trời bắt đầu ló rạng, mang đến sắc màu rực rỡ xua tan bóng đêm đen đặc quánh của núi rừng cao thẳm. Gió vẫn rít ào ào. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Khoảng hơn 6 giờ sáng, mặt trời bắt đầu ló rạng, mang đến sắc màu rực rỡ xua tan bóng đêm đen đặc quánh của núi rừng cao thẳm. Gió vẫn rít ào ào. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mặt trời như đỏ rực như lòng đỏ trứng gà lơ lửng trên bầu trời, nhô dần khỏi những đỉnh núi cao sừng sững. (Ảnh: Đức Cương/Vietnam+)
Mặt trời như đỏ rực như lòng đỏ trứng gà lơ lửng trên bầu trời, nhô dần khỏi những đỉnh núi cao sừng sững. (Ảnh: Đức Cương/Vietnam+)
Tà Chì Nhù thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người Mông. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tà Chì Nhù thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người Mông. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đẹp nhất để ngắm mây là khoảng từ tháng Mười đến tháng Hai, vì lúc này khí trời lành lạnh làm cho mây tụ về, quanh quẩn bên những dãy núi, dưới bầu trời xanh thẳm mãi không tan. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đẹp nhất để ngắm mây là khoảng từ tháng Mười đến tháng Hai, vì lúc này khí trời lành lạnh làm cho mây tụ về, quanh quẩn bên những dãy núi, dưới bầu trời xanh thẳm mãi không tan. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mốc đỉnh 2.985m đã ở ngay phía trước. Qua nhiều lần cháy rừng, giờ đây Tà Chì Nhù chỉ còn là những ngọn núi trơ trụi. Có dự án trồng thông phủ xanh núi của chính phủ nhưng diện tích cũng chưa được nhiều và cây cũng mới trồng được vài năm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mốc đỉnh 2.985m đã ở ngay phía trước. Qua nhiều lần cháy rừng, giờ đây Tà Chì Nhù chỉ còn là những ngọn núi trơ trụi. Có dự án trồng thông phủ xanh núi của chính phủ nhưng diện tích cũng chưa được nhiều và cây cũng mới trồng được vài năm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Niềm vui khi lên đỉnh của cặp vợ chồng trẻ Việt Hùng-Hải Yến. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Niềm vui khi lên đỉnh của cặp vợ chồng trẻ Việt Hùng-Hải Yến. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Pháo sáng ăn mừng chiến thắng lên đỉnh thành công của chúng tôi. (Ảnh: Đức Cương/Vietnam+)
Pháo sáng ăn mừng chiến thắng lên đỉnh thành công của chúng tôi. (Ảnh: Đức Cương/Vietnam+)
Dụng cụ tác nghiệp sau một chặng đường theo chân người qua những quãng đường trơn trượt, dốc cao dựng nối đuôi, bụi cát bay mịt mù theo suốt đường mòn cuối cùng cũng được... lên đỉnh. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dụng cụ tác nghiệp sau một chặng đường theo chân người qua những quãng đường trơn trượt, dốc cao dựng nối đuôi, bụi cát bay mịt mù theo suốt đường mòn cuối cùng cũng được... lên đỉnh. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một tác phẩm điêu khắc của tự nhiên... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một tác phẩm điêu khắc của tự nhiên... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Là hậu quả của những trận cháy rừng. Càng nhìn càng xót xa trước những vạt núi trọc lóc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Là hậu quả của những trận cháy rừng. Càng nhìn càng xót xa trước những vạt núi trọc lóc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù thành công là một cảm giác sung sướng, phấn khích vỡ òa vì chúng tôi đã vượt qua được giới hạn chịu đựng về cả sức khỏe và tinh thần của chính mình. (Ảnh: Đức Cương/Vietnam+)
Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù thành công là một cảm giác sung sướng, phấn khích vỡ òa vì chúng tôi đã vượt qua được giới hạn chịu đựng về cả sức khỏe và tinh thần của chính mình. (Ảnh: Đức Cương/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

[Photo] Đón bình minh tuyệt đẹp trên đỉnh núi cao 2.985m Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam. Tuy thấp hơn “nóc nhà Đông Dương” là đỉnh Phan Xi Păng nhưng đường lên Tà Chì Nhù vô cùng khó khăn.