[Photo] Hà Nội: Nức tiếng gần xa bánh chưng làng Tranh Khúc
Trải qua bao đời, người Tranh Khúc vẫn luôn gìn giữ được nghề cha ông để lại, sống được bằng nghề, để thương hiệu "Bánh chưng Tranh Khúc" luôn nức tiếng gần xa, đặc biệt mỗi độ Tết đến, Xuân về.
Vũ Sinh
Chuẩn bị lá dong trước khi gói bánh ở gia đình ông Nguyễn Văn Kiền, thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Lá dong gói bánh là loại dong nếp của làng Tràng Cát, huyện Thanh Oai, Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Dịp Tết Quý Mão năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Kiền sản xuất khoảng 3.000 chiếc bánh chưng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Chuẩn bị nhân đỗ xanh và thịt để gói bánh chưng ở gia đình ông Nguyễn Văn Kiền, thôn Tranh Khúc. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Người Tranh Khúc chỉ gói bánh chưng bằng tay mà không cần dùng đến khuôn và mỗi chiếc bánh chỉ mất chưa đầy 1 phút là hoàn thành. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Người làng Tranh Khúc gói bánh bằng tay chứ không cần dùng khuôn, nhưng bánh rất vuông vức và đẹp mắt. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Gạo nếp - nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh chưng Tranh Khúc, thường là gạo nếp nhung hoặc nếp cái hoa vàng ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Người làng Tranh Khúc làm bánh chưng quanh năm, nhưng tất bật và nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, khoảng từ Rằm tháng Chạp đến hết ngày Rằm tháng Giêng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Bánh chưng sau khi gói được xếp ngay ngắn thành hàng vào nồi để đưa đi luộc, thời gian luộc mỗi mẻ từ 8 đến 10 giờ, sử dụng nồi điện hoặc đun ga. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Bánh chưng được luộc trong khoảng 9 tiếng. Sau khi vớt, người ta rửa bánh qua nước lạnh cho bánh sạch và lá không bị khô. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Làng Tranh Khúc hiện có hơn 200 hộ giữ nghề làm bánh chưng, chiếm 65% tổng số hộ trong làng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)