[Photo] Nhà chờ xe buýt tiền tỷ ở Thủ đô, chưa sử dụng đã hoen rỉ
Dự kiến được khánh thành trong quý II/2015 nhưng cho đến nay, nhiều thành phần thuộc chuỗi nhà chờ xe buýt nhanh Hanoi BRT đã có dấu hiệu hoen rỉ, xuống cấp nhưng vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Minh Sơn
Dù đã hoàn thành rất lâu nhưng các nhà chờ xe buýt hiện đại đầu tiên của Hà Nội BRT (bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã) nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng và đang có dấu hiệu xuống cấp nhanh chóng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các nhà chờ được xây dựng dọc lộ trình của tuyến buýt BRT từ Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Quang Trung - Bến xe Yên Nghĩa đã đóng bụi, nhếch nhác và gần như không có ai trông nom. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phần ngoài nhà chờ đã có dấu hiệu hoen rỉ do phơi mưa nắng lâu ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một nhà chờ trên đường Láng Hạ được tận dụng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhà chờ trên tuyến đường Hoàng Đạo Thúy thậm chí cỏ mọc dày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xung quanh rác rưởi, đọng nước cho thấy không ai quan tâm ngó ngàng đến hệ thống nhà chờ xe buýt 5 sao này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phần khung nhà chờ có dấu hiệu xuống cấp. Thời điểm ghi nhận, thậm chí nước mưa còn thẩm thấu vào bên trong. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên trong là nơi tập kết rác rưởi, đồ đạc của công nhân xây dựng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cảnh tượng nhếch nhách của tuyến nhà chờ xe buýt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không biết lúc chính thức được đưa vào sử dụng, tuyến nhà chờ xe buýt sẽ trông như thế nào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một số nhà chờ xe buýt vẫn tiếp tục được xây dựng trên đường Giảng Võ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Rất có thể khi làm xong, những nhà chờ này sẽ chung số phận đắp chiếu phủi bụi như những nhà chờ khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Ngân hàng Thế giới tài trợ có tổng mức đầu tư khoảng 495 triệu USD trong đó hợp phần Hanoi BRT có mức đầu tư khoảng 55 triệu USD. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 2014, doanh thu của Tổng công ty vận tải Hà Nội đạt trên 3.150 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 49,9 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013, vận chuyển trên 400 triệu lượt hành khách.
Dự án xây dựng tuyến xe buýt nhanh số 1 sẽ được thực hiện từ năm 2015 với mức đầu tư 140 triệu USD và dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ tháng 12/2018.
Việc ngưng 3 tuyến xe buýt có trợ giá, hạ tầng phục vụ xe buýt yếu kém trong khi các xe buýt thì xuống cấp... là những nguyên nhân chính khiến vận tải hành khách công cộng giảm mạnh tại TP.HCM.
Tuyến BRT đầu tiên tại Hà Nội được đưa vào chạy thử vào tháng 6/2016 và cùng với đường sắt trên cao sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho hệ thống giao thông công cộng ở thủ đô.
Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, ngoài nguyên nhân mưa lớn, việc Hà Nội có nhiều công trình đang thi công chậm, không đảm bảo an toàn cũng là lý do gây ra “khủng hoảng giao thông.”
Dự án tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1 với tổng chiều dài 23km, trên đại lộ Võ Văn Kiệt-Mai Chí Thọ là một trong những dự án trọng điểm về giao thông công cộng của Thành phố Hồ Chí Minh.