Sau khi giải phóng mặt bằng, những ngôi nhà siêu mỏng được dịp ‘mọc lên’ liên tiếp trên con đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Theo quy định từ năm 2006 của UBND Hà Nội, lô đất có diện tích nhỏ hơn 15m2, chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m không được phép xây dựng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Cá biệt có dẻo đất chỉ rộng 1m2 nhưng chủ nhân của nó vẫn không chịu giải phóng mà "cố thủ" bằng cách xây bê tông giữ đất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Có những căn nhà chỉ rộng từ 0,5 – 1 mét cũng được xây lên và rao bán. Một người dân chia sẻ: "Phần nhà còn lại chỉ khoảng 2 -3 mét vuông nhưng người ta hét giá cả trăm triệu, tôi muốn mua để cơi nới căn hộ của mình cũng không thể được." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Thửa đất 1,7 m2 của ông Nguyễn Phương Châm là chút ít còn lại của diện tích 60,2 m2 trước khi mở đường thế nhưng ông vẫn kiến quyết rao bán với giá hàng trăm triệu đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Ngoài những căn nhà siêu mỏng, nhà siêu méo cũng được dịp mọc lên. Căn nhà hình ngũ giác này được chủ nhân quây kín lại để chuẩn bị xây mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Sau hơn 4 tháng đưa vào sử dụng, hệ thống vỉa hè, đường ống thoát nước vẫn đang tiếp tục thi công bừa bộn. Một số đoạn vỉa hè hoàn thiện, nhưng rất thấp so với nền của những ngôi nhà. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Nhiều người dân ở ngoài mặt đường phải bắc thang để vào nhà, còn người dân trong ngõ phải dựng tạm cầu gỗ để đi vào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Các hộ dân quanh đầy đều phải xây bậc cao để tiện đi lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài được mệnh danh là “con đường đắt nhất Thủ đô” với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng/km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
[Photo] Nhà siêu mỏng “tái xuất” trên con đường đắt nhất Thủ đô
Bốn tháng sau khi thông xe tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, rất nhiều ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo liên tiếp mọc lên, có hộ dân còn rao bán một mảnh đất với diện tích chỉ 1,7 mét vuông.
Minh Sơn 13/05/2015 14:22