Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến hành hương và chiêm bái tại miếu Bà. Chẳng biết từ khi nào, Bà Chúa Xứ đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân khắp nơi trên cả nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến hành hương và chiêm bái tại miếu Bà. Chẳng biết từ khi nào, Bà Chúa Xứ đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân khắp nơi trên cả nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đặc biệt, trước sân Miếu có cây Sala (cây vô ưu hay còn gọi cây đầu lân) là loài hoa linh thiêng trong đạo phật gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đặc biệt, trước sân Miếu có cây Sala (cây vô ưu hay còn gọi cây đầu lân) là loài hoa linh thiêng trong đạo phật gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hoa Sala có chứa rất nhiều phấn hoa. Với hương thơm ngọt ngào thu hút rất nhiều loài ong tới làm mật. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hoa Sala có chứa rất nhiều phấn hoa. Với hương thơm ngọt ngào thu hút rất nhiều loài ong tới làm mật. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cũng giống như Bồ Đề, cây Sala cũng có nhiều ý nghĩa linh thiêng trong đạo Phật đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy bởi chúng gắn liền với cuộc đời Đức phật Thích Ca. Theo Kinh điển Phật giáo, đức Phật được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni) và chết giữa hai cây Sala ở Kushinagara (Câu-thi-na). (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cũng giống như Bồ Đề, cây Sala cũng có nhiều ý nghĩa linh thiêng trong đạo Phật đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy bởi chúng gắn liền với cuộc đời Đức phật Thích Ca. Theo Kinh điển Phật giáo, đức Phật được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni) và chết giữa hai cây Sala ở Kushinagara (Câu-thi-na). (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có kể rằng, trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) Đức Phật đã viên tịch giữa 2 cây Sala trong tư thế nằm nghiêng, đầu hướng về phương Bắc. Khi Ngài vừa nằm xuống, bỗng hai cây Sala nở hoa rực rỡ, thơm ngát, mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa, như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về cõi niết bàn, về với cảnh giới chân như muôn thuở… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có kể rằng, trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) Đức Phật đã viên tịch giữa 2 cây Sala trong tư thế nằm nghiêng, đầu hướng về phương Bắc. Khi Ngài vừa nằm xuống, bỗng hai cây Sala nở hoa rực rỡ, thơm ngát, mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa, như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về cõi niết bàn, về với cảnh giới chân như muôn thuở… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùm hoa Sala nhìn giống với thần rắn Naga. Mỗi bông hoa gồm 6 cánh hoa xòe rộng che phần nhụy giống như con rắn hổ mang chín đầu đang phùng mang lên để bảo vệ Đức Phật Thích Ca lúc ngài nhập định liên tục bảy bảy bốn chín ngày dưới gốc cây bồ đề. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùm hoa Sala nhìn giống với thần rắn Naga. Mỗi bông hoa gồm 6 cánh hoa xòe rộng che phần nhụy giống như con rắn hổ mang chín đầu đang phùng mang lên để bảo vệ Đức Phật Thích Ca lúc ngài nhập định liên tục bảy bảy bốn chín ngày dưới gốc cây bồ đề. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với ý nghĩa linh thiêng gắn liền với Đạo Phật nên cây Sala được sử dụng trồng ở rất nhiều những đền thờ, chùa chiền lớn đặc biệt là ở các nước Phật giáo như Ấn Độ, Thái Lan, Singgapo, Việt Nam, Sri Lanka… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với ý nghĩa linh thiêng gắn liền với Đạo Phật nên cây Sala được sử dụng trồng ở rất nhiều những đền thờ, chùa chiền lớn đặc biệt là ở các nước Phật giáo như Ấn Độ, Thái Lan, Singgapo, Việt Nam, Sri Lanka… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một truyền thuyết liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thoại Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24/4 là ngày cúng lễ Bà. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một truyền thuyết liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thoại Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24/4 là ngày cúng lễ Bà. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Là một ngôi chùa Phật giáo - biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ, chùa Tây An hay còn được gọi là Tây An cổ tự tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Là một ngôi chùa Phật giáo - biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ, chùa Tây An hay còn được gọi là Tây An cổ tự tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Điểm nhấn ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa. Đồng thời, đây cũng là một mô típ kiến trúc có dáng dấp Ấn Độ nhưng lại có bố cục hài hòa với lối kiến trúc chữ tam theo mô típ chùa Việt ở Nam bộ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Điểm nhấn ấn tượng nhất của chùa là 3 ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa. Đồng thời, đây cũng là một mô típ kiến trúc có dáng dấp Ấn Độ nhưng lại có bố cục hài hòa với lối kiến trúc chữ tam theo mô típ chùa Việt ở Nam bộ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dấu ấn giao thoa giữa kiến trúc điêu khắc Ấn Độ và Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dấu ấn giao thoa giữa kiến trúc điêu khắc Ấn Độ và Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những đường nét kiến trúc và điêu khắc vô cùng độc đáo là điểm thu hút hàng triệu du khách thập phương mỗi năm đến thăm quan, chiêm bái. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những đường nét kiến trúc và điêu khắc vô cùng độc đáo là điểm thu hút hàng triệu du khách thập phương mỗi năm đến thăm quan, chiêm bái. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cùng nằm trên triền Núi Sam, ở thế lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng mênh mông còn có khu an nghỉ của nhị vị phu nhân và danh thần Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) cùng các tướng sỹ từng cùng ông chinh phục thiên nhiên, khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long và bảo vệ vùng biên thùy Tây Nam Tổ quốc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cùng nằm trên triền Núi Sam, ở thế lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng mênh mông còn có khu an nghỉ của nhị vị phu nhân và danh thần Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) cùng các tướng sỹ từng cùng ông chinh phục thiên nhiên, khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long và bảo vệ vùng biên thùy Tây Nam Tổ quốc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cổng sơn lăng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cổng sơn lăng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các loại mắm là đặc sản của Châu Đốc mà du khách có thể mua về làm quà. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các loại mắm là đặc sản của Châu Đốc mà du khách có thể mua về làm quà. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chè thốt nốt mát lạnh.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chè thốt nốt mát lạnh.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

[Photo] Xứ Châu Đốc: Những biểu tượng du lịch tâm linh độc đáo

Núi Sam của thành phố Châu Đốc, An Giang nổi tiếng là vùng đất thiêng với nhiều điểm du lịch tâm linh, thu hút hàng triệu du khách thập phương đến hành hương và chiêm bái mỗi mùa lễ hội.