Repsol có kế hoạch vận hành dự án CCS lớn nhất thế giới ở Indonesia

Repsol cho biết, từ năm 2027, công ty sẽ bắt đầu bơm khoảng 2 triệu tấn CO2 mỗi năm vào các mỏ Dayung và Gelam đã cạn kiệt tại Lô Sakakemang nằm ở tỉnh Nam Sumatra của Indonesia.
Repsol có kế hoạch vận hành dự án CCS lớn nhất thế giới ở Indonesia ảnh 1(Nguồn: Repsol)

Công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha có kế hoạch vận hành dự án thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) tại Indonesia vào năm 2027.

Đây sẽ là dự án CCS đầu tiên đi vào hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này và là một trong những dự án lớn nhất trên thế giới.

Giám đốc Repsol phụ trách thăm dò khu vực Đông Bán cầu Mikel Erquiaga cho biết, từ năm 2027, công ty sẽ bắt đầu bơm khoảng 2 triệu tấn CO2 mỗi năm vào các mỏ Dayung và Gelam đã cạn kiệt tại Lô Sakakemang nằm ở tỉnh Nam Sumatra của Indonesia.

Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến diễn ra hôm 5/10 nhân Ngày Carbon Thấp Repsol 2021, ông Erquiaga cho hay dự án này hiện vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.

Trong 3 năm sau đó, hãng dầu khí của Tây Ban Nha sẽ đưa các dự án CCS khác tại Indonesia vào hoạt động.

[Các tập đoàn năng lượng thống nhất tiêu chuẩn về trung hòa carbon]

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các dự án CCS rất quan trọng để đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon toàn cầu, song đã bị cản trở với tỷ lệ thất bại cao do vốn lớn, nguồn thu không rõ ràng, hạn chế về mặt công nghệ, nguy cơ rò rỉ, cũng như các vấn đề khác.

Ông Erquiaga cho biết thách thức đối với các dự án CCS ở Indonesia bao gồm việc thiếu khung pháp lý và chi phí tài chính cao.

Tuy nhiên, Repsol cho rằng lực lượng đặc nhiệm mới thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản sẽ sớm hoàn tất các quy định để giải quyết các vấn đề này vào cuối năm nay.

Công ty Statista của Đức đã xếp hạng dự án CCS ở Sakakemang trong số 10 dự án CCS có công suất lớn nhất thế giới vào năm 2020. Cơ sở Shute Creek của ExxonMobil ở bang Wyoming (Mỹ) đứng đầu danh sách với công suất 7 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Ông Rinto Pudyantoro, phát ngôn viên của Lực lượng đặc nhiệm điều tiết các dự án dầu khí thượng nguồn, đã hoan nghênh dự án CCS của Repsol, vốn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cam kết của Chính phủ Indonesia trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon.

Ông Fabby Tumiwa, Giám đốc điều hành Viện Cải cách Dịch vụ Thiết yếu,  tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng, cho hay dự án CCS ở Sakakemang sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật, tài chính và rủi ro đối với việc lắp đặt và vận hành các cơ sở CCS ở Indonesia, làm cơ sở để đánh giá các dự án trong tương lai.

Tuy nhiên, ông Fabby nhấn mạnh rằng “lựa chọn tốt nhất để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là sử dụng năng lượng sạch và không dựa vào các giải pháp phức tạp và tốn kém như CCS.”

Trong khi đó, nhà phân tích năng lượng Putra Adhiguna thuộc Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính cũng cho rằng dự án CSS ở Sakakemang là “bước đi đúng hướng” để giảm lượng khí thải carbon,” song lưu ý rằng câu hỏi then chốt ở đây là liệu công ty sản xuất hay chính phủ sẽ chịu chi phí đắt đỏ để xây dựng các cơ sở CCS./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.