Rời khỏi chương trình cứu trợ: Cơ hội mới cho ngành dịch vụ Hy Lạp

Ngành dịch vụ ăn uống của Hy Lạp đã thoát khỏi thời kỳ cứu trợ tài chính với nhiều tác động bất lợi và tiếp tục đứng vững sau 8 năm đất nước rơi vào khủng hoảng.
Rời khỏi chương trình cứu trợ: Cơ hội mới cho ngành dịch vụ Hy Lạp ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Eurail Blog)

Ngành dịch vụ ăn uống của Hy Lạp đã thoát khỏi thời kỳ cứu trợ tài chính với nhiều tác động bất lợi và tiếp tục đứng vững sau 8 năm đất nước rơi vào khủng hoảng.

Dù phải “thắt lưng buộc bụng” và cắt giảm chi tiêu do khủng hoảng kinh tế nhiều năm làm GDP Hy Lạp giảm khoảng 1/4 kể từ năm 2010, người dân Hy Lạp vẫn vui chơi, giao lưu với bạn bè tại các cửa hàng ăn uống, như quán bia và quán cà phê.

Theo số liệu năm 2014 của Cơ quan Thống kê Hy Lạp (ELSTAT), hơn 8.000 công ty dịch vụ ăn uống đã đóng cửa tại Hy Lạp trong những năm khủng hoảng kinh tế. Lực lượng lao động của ngành dịch vụ thực phẩm và ăn uống đã giảm từ 140.100 người xuống 111.400 người.


[Hy Lạp thoát khỏi gói cứu trợ quốc tế, song sức ép vẫn nặng nề]

Trong khi đó, kết quả khảo sát gần đây của Viện nghiên cứu Kinh tế và công ngiệp (IOBE) cho thấy mức độ tiêu thụ thực phẩm và đồ uống hàng năm của Hy Lạp đã giảm 20% trong giai đoạn 2010-2015.

Tuy nhiên, ông Klapadakis, chủ sở hữu của quán bia Stroggilofanaro ở Athens, nhận định người dân Hy Lạp vẫn thường ra bên ngoài gặp gỡ bạn bè và ăn uống nhẹ với một ly bia hay rượu vang.

Ông Klapadakis hy vọng tình hình tại Hy Lạp sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn sau khi nước này thoát khỏi các chương trình cứu trợ quốc tế, bởi người tiêu dùng sẽ thay đổi tâm lý từ lo ngại sang lạc quan về triển vọng kinh tế nước này.

Nhờ tâm lý lạc quan mà người tiêu dùng Hy Lạp sẽ tăng cường chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế đất nước Nam Âu này phục hồi.

Ngày 20/8, Hy Lạp đã chính thức thoát khỏi gói cứu trợ thứ ba, cũng chính là gói cứu trợ cuối cùng kéo dài 3 năm, bắt đầu từ năm 2015. Như vậy, sau 8 năm thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng," Athens đã ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, từng đẩy nước này tới bờ vực phá sản.

Trước đó, ngày 22/6, các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí giảm nợ và giải ngân khoản cuối cùng trong gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro cho Hy Lạp, đồng nghĩa với việc cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã chấm dứt.

Eurozone cũng chấp nhận gia hạn thêm 10 năm cho phần lớn trong tổng khoản nợ bắt buộc của Hy Lạp, hiện đã lên tới tương đương 180% GDP./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.