Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng vượt mức trước đại dịch

So với thời điểm tháng 1/2020, khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Nhật Bản, chỉ số sản lượng công nghiệp đã được điều chỉnh theo mùa tăng 0,5 điểm.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng vượt mức trước đại dịch ảnh 1Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Nhật Bản. (Nguồn: cgtn.com)

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) ngày 31/5 cho biết trong tháng 4/2021, chỉ số sản lượng công nghiệp ở các nhà máy và hầm mỏ đã được điều chỉnh theo mùa của Nhật Bản đạt 99,6 điểm so với mức cơ sở 100 điểm của năm 2015, mức cao nhất kể từ tháng 9/2019 - thời điểm trước khi Nhật Bản nâng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%.

Như vậy, so với thời điểm tháng 1/2020, khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Nhật Bản, chỉ số sản lượng công nghiệp đã được điều chỉnh theo mùa tăng 0,5 điểm.

Theo METI, sản xuất công nghiệp ở nước này đã bắt đầu phục hồi từ tháng Sáu năm ngoái.

[Kinh tế Nhật Bản và nhiều nước châu Âu ghi nhận tín hiệu tích cực]

Trong tháng 4/2021, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 2,5% so với tháng trước đó. Đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng công nghiệp ở nước này tăng sau mức tăng 1,7% trong tháng Ba.

Đáng chú ý, sản lượng máy sản xuất, trong đó có các công cụ chế tạo chip, tăng 7,8%. Sản lượng máy điện cũng như lĩnh vực thiết bị điện tử thông tin và viễn thông tăng 10,9% nhờ nhu cầu ắc quy dùng cho ôtô tăng mạnh.

Ở chiều ngược lại, sản lượng ôtô lại giảm 0,8% do sự thiếu hụt chip trên toàn cầu.

Mặc dù vậy, một quan chức METI vẫn cảnh báo về nguy cơ suy giảm sản xuất công nghiệp trong thời gian tới do sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và sự khan hiếm chất bán dẫn trên toàn cầu.

Trên cơ sở khảo sát từ các nhà sản xuất, METI dự báo sản lượng công nghiệp của Nhật Bản sẽ giảm 1,7% trong tháng Năm và 5% trong tháng Sáu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.