Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương

Đến Cố đô Huế, du khách nhất định phải thưởng thức điệu ca Huế bằng du thuyền trên sông Hương với những dòng nhạc cung đình và nhạc dân gian.
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 1Bến thuyền tập kết du thuyền, phương tiện để chở người nghe ca Huế bên bờ sông Hương gần cây cầu Trường Tiền, một biểu tượng của Huế. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)

Đến Cố đô Huế, buổi tối đi thuyền trên sông Hương nghe câu hát, điệu hò làm say lòng du khách.

Một nét mới trong việc tổ chức tour ca Huế trên sông Hương đó là ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống, các nhạc công còn có thể chơi được những bản nhạc nước ngoài quen thuộc để phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau.

Để tham gia vào chương trình, chúng tôi có mặt ở bến tàu gần cây cầu Trường Tiền mua vé và xuống thuyền Rồng để tham dự một chương trình ca Huế.

Đến giờ, khách đã ngồi kín chỗ trên khoang thuyền. Thuyền bắt đầu rời bến xuôi dòng sông Hương.

Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga và rực rỡ hơn trong ánh đèn màu trang trí. Ra đến giữa dòng, thuyền được tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh cho dòng sông và chương trình được bắt đầu.

Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình. Ca Huế thể hiện theo hai dòng là điệu Bắc và điệu Nam.

Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, ai oán với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Dàn nhạc để biểu diễn ca Huế gồm có nhạc công với trang phục áo the đầu đội khăn xếp, chơi các nhạc cụ đàn nhị, đàn nguyệt, sáo và đàn bầu.

Các ca công là nữ với trang phục áo dài truyền thống và chơi các nhạc cụ sanh loan, sanh tiền.

Mở đầu chương trình là các khúc nhã nhạc cung đình vang lên, tiếp đến là các làn điệu dân gian của ca Huế với Lý Mười Thương, Lý Giao Duyên ... làm cho khách du lịch được đắm mình từ thị giác đến thính giác trong không gian nghệ thuật của đất Cố đô.

Thuyền trôi đến bến Vân Lâu, chúng tôi được người quản thuyền hướng dẫn thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hương.

Đây là một phong tục có từ lâu đời của người dân xứ Huế với mong muốn cầu sự an lành.

Một nét mới trong việc phục vụ du khách trong chương trình ca Huế trên sông Hương đó là ngoài sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi âm nhạc truyền thống các nhạc công còn có thể chơi được những bản nhạc nước ngoài quen thuộc để phục vụ các du khách đến từ các quốc gia khác nhau.

Đó cũng là màn kết của đêm ca Huế, du khách nước ngoài với những bản nhạc quen thuộc có thể giao lưu cùng ca đoàn làm cho không khí trên thuyền trở nên ấm cúng và gần gũi hơn./.

Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 2 Không gian trên thuyền, nơi để du khách thưởng thức chương trình biểu diễn ca Huế của các nghệ sỹ. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 3 Các ca công đảm nhiệm phần biểu diễn các nhạc cụ của ca Huế. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 4 Nhạc công với áo the, khăn xếp biểu diễn các nhạc cụ dân tộc truyền thống như đàn bầu, sáo, đàn nhị... (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 5 Những câu ca đối đáp trong chương trình biểu diễn ca Huế trên thuyền. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 6 Các buổi tối trình diễn ca Huế trên sông Hương luôn thu hút đông du khách tham gia. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 7 Giao lưu giữa ca đoàn và các du khách trên thuyền. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 8 Hoa đăng được chuẩn bị cho du khách. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
Say lòng thưởng thức "đặc sản" ca Huế trên sông Hương ảnh 9 Du khách thả hoa đăng trên dòng sông Hương, cầu mong sự an lành sau buổi biểu diễn ca Huế. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam)
(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.