Sau khi triển khai kế hoạch siết chặt hoạt động xích lô, vi phạm đã giảm và có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, theo đại diện lực lượng liên ngành, Hà Nội sẽ không xóa bỏ xích lô và không cho tăng thêm phương tiện này mà vẫn giữ nguyên số xe đã đăng ký, đồng thời tiến hành “quét” xích lô dù núp bóng doanh nghiệp.
Không tăng “đầu” xe xích lô
Theo thống kê của lực lượng liên ngành, qua 2 tháng kiểm tra xử lý, lực lượng liên ngành (Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Cảnh sát giao thông, Công an các quận) đã xử lý 322 trường hợp, tạm giữ 175 xe, 6 bộ giấy tờ, phạt tại chỗ 117 trường hợp xích lô vi phạm.
Trong đó, 2 tổ công tác liên ngành đã kiểm tra, xử lý 188 trường hợp xe xích lô vi phạm, tạm giữ 142 xe xích lô, trong đó có 94 xe không gắn biển kiểm soát và không có giấy tờ xe hoặc gắn biển kiểm soát không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Riêng địa bàn quận Hoàn Kiếm, nơi có nhiều doanh nghiệp xích lô du lịch đã phối hợp với các lực lượng khác tiến hành kiểm tra xử lý 256 trường hợp phạt tiền 38 triệu đồng.
Các lỗi vi phạm điển hình như: đỗ xe sai quy định 90 trường hợp, không đăng ký xe 94 trường hợp, không chứng chỉ 15 trường hợp, chạy không đúng tuyến không đúng giờ 22 trường hợp…
Qua rà soát, lực lượng đã phát hiện 40 trường hợp người điều khiển xích lô không đúng với chủ xe trong giấy chứng nhận đăng ký, đã cho cam kết và đình chỉ hoạt động và trình các cấp có thẩm quyền quyết định tịch thu 19 xe xích lô không có biển kiểm soát.
Theo Thượng tá Phạm Văn Thời, Phó Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, hiện nay, hoạt động xích lô lộn xộn là do chế tài Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo và nhiều bất cập khiến công tác xử lý gặp nhiều khó khăn.
Lý giải cho vấn đề này, Thượng tá Thời cho rằng, xích lô vi phạm nhiều chỉ có thể tạm giữ và phạt tiền sau đó sẽ trả lại bởi hiện chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định tịch thu xích lô vi phạm.
Đưa ra dẫn chứng, khi lực lượng bắt được xe xích lô vi phạm chỉ phạt tiền được 60.000 đồng trong khi phải thuê xe vận chuyển, bến bãi.
“Với số tiền này, chúng tôi lỗ vốn khi tiến hành bắt xe vi phạm,” Thượng tá Thời khẳng định.
Thượng tá Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng phòng Cảnh sát trật tự xã hội, Công an Hà Nội cho biết: “Xích lô Hà Nội theo đăng ký có 264 xe nhưng số xe hiện tại có thể “vọt” lên gấp 3 đến 4 lần. Đây chính là những xe xích lô “dù.”
“Nhiều xe xích lô có dấu hiệu “núp” bóng hay trà trộn để mượn thương hiện các doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm, quản lý, phát hiện và phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành xử lý những xe vi phạm luật pháp này,” Thượng tá Thành chia sẻ.
Theo Thượng tá Trịnh Văn Sỹ, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội, đã xuất hiện tình trạng một số xích lô "bán cái" cho người khác, biến thành xích lô dù ngang nhiên chèo kéo khách du lịch.
“Nhiều xích lô dù né lực lượng chức năng bằng cách chụp giấy phép, dùng biển số giả… gây ra nhiều khó khăn cho việc xử lý,” Thượng tá Sĩ cho hay.
Để hạn chế tình trạng này, Thượng tá Thành cũng kiến nghị các cơ quan chức năng không tiến hành “xóa sổ” xích lô mà nên dừng cấp phép tăng đầu xe xích lô, chỉ giữ đúng 264 xe để quản lý.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, qua hai tháng trật tự hoạt động xích lô du lịch đã có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng xích lô đi không đúng lộ trình, đi vào giờ cao điểm và không giữ đúng khoảng cách vẫn tái diến.
“Việc các xích lô dù núp bóng doanh nghiệp có phần lớn trách nhiệm của doanh nghiệp. Nó làm ảnh hưởng đến thương hiệu và chất lượng dịch vụ du lịch,” ông Linh nhận định.
Còn nhiều bất cập
Hiện công tác quản lý về lao động và kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo và còn nhiều bất cập trong quá trình hoạt động.
Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh xích lô vẫn còn thiếu giấy tờ chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc, không thực hiện trách nhiệm quản lý bán vé, đóng phí bảo hiểm, để xe không đúng nơi quy định…
Thậm chí, tại thời điểm kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Văn hóa không xuất trình được hệ thống sổ kế toán, phiếu thu chi liên quan đến hoạt động kinh doanh vận chuyển khách bằng xe xích lô du lịch nên đã tiến hành đình chỉ hoạt động.
Hà Nội đã bố trí hai điểm đỗ xích lô tại đường Yên Phụ và đường Trần Quang Khải. Tuy nhiên, các đơn vị xích lô đều phàn nàn rằng họ đang gặp khó khăn về điểm đỗ xe bởi điểm đỗ Yên Phụ không phù hợp về vị trí, khoảng cách và đặc thù đón khách.
Theo đại diện các hãng xích lô, tình trạng xích lô thiếu điểm đỗ và lộ trình cho phép xích lô hoạt động bị hạn chế nên có một số trường hợp vi phạm và tập kết tại các điểm sai quy định.
“Hiện nay, cung đường ở một số tuyến phố để xích lô đi là 8 tuyến phố và khu du lịch thành cổ Hà Nội, nếu như các đơn vị kinh doanh đều có khách, lại chung cung đường thì các xe sẽ nối đuôi hàng dài với khoảng cách 5 xe/đoàn và 100m thì sẽ không đủ để cho 264 xích lô đi,” ông Đỗ Anh Thư, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn và dịch vụ du lịch Sans-souci đưa ra dẫn chứng.
Ngoài ra, một vấn đề khác khiến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này băn khoăn là giấy tờ xe của người điều khiển xe xích lô hiện không còn phù hợp khi họ không hoạt động đơn lẻ nữa mà hầu hết đã tham gia cổ phần vào doanh nghiệp.
“Có nhiều trường hợp, khi chủ xe ốm không điều khiển được, người khác có đầy đủ chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn bị cơ quan phạt bởi không đúng chủ phương tiện,” đại diện Công ty cổ phần Huy Phong bức xúc.
Để giải quyết khúc mắc này, theo ông Thới, các ban ngành liên quan xem xét lại lộ trình hiện nay đã hợp lý chưa bởi chúng ta chỉ tính đường đi của xích lô thuận lợi giao thông mà chưa bàn đến việc đi vào các di tích du lịch. Cần mở rộng tuyến đường cho xe xích lô.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Linh, mở rộng tuyến cho xe xích lô phải dựa trên tổ chức giao thông phố cổ mới có thể làm được vì hiện nay, Sở Giao thông vận tải chủ trì xây dựng triển khai đề án tuyến phố đi bộ ở phố cổ nên phải điều chỉnh tất cả các tuyến giao thông công cộng như xe buýt chứ không chỉ riêng xích lô./.
Không tăng “đầu” xe xích lô
Theo thống kê của lực lượng liên ngành, qua 2 tháng kiểm tra xử lý, lực lượng liên ngành (Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Cảnh sát giao thông, Công an các quận) đã xử lý 322 trường hợp, tạm giữ 175 xe, 6 bộ giấy tờ, phạt tại chỗ 117 trường hợp xích lô vi phạm.
Trong đó, 2 tổ công tác liên ngành đã kiểm tra, xử lý 188 trường hợp xe xích lô vi phạm, tạm giữ 142 xe xích lô, trong đó có 94 xe không gắn biển kiểm soát và không có giấy tờ xe hoặc gắn biển kiểm soát không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Riêng địa bàn quận Hoàn Kiếm, nơi có nhiều doanh nghiệp xích lô du lịch đã phối hợp với các lực lượng khác tiến hành kiểm tra xử lý 256 trường hợp phạt tiền 38 triệu đồng.
Các lỗi vi phạm điển hình như: đỗ xe sai quy định 90 trường hợp, không đăng ký xe 94 trường hợp, không chứng chỉ 15 trường hợp, chạy không đúng tuyến không đúng giờ 22 trường hợp…
Qua rà soát, lực lượng đã phát hiện 40 trường hợp người điều khiển xích lô không đúng với chủ xe trong giấy chứng nhận đăng ký, đã cho cam kết và đình chỉ hoạt động và trình các cấp có thẩm quyền quyết định tịch thu 19 xe xích lô không có biển kiểm soát.
Theo Thượng tá Phạm Văn Thời, Phó Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, hiện nay, hoạt động xích lô lộn xộn là do chế tài Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo và nhiều bất cập khiến công tác xử lý gặp nhiều khó khăn.
Lý giải cho vấn đề này, Thượng tá Thời cho rằng, xích lô vi phạm nhiều chỉ có thể tạm giữ và phạt tiền sau đó sẽ trả lại bởi hiện chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định tịch thu xích lô vi phạm.
Đưa ra dẫn chứng, khi lực lượng bắt được xe xích lô vi phạm chỉ phạt tiền được 60.000 đồng trong khi phải thuê xe vận chuyển, bến bãi.
“Với số tiền này, chúng tôi lỗ vốn khi tiến hành bắt xe vi phạm,” Thượng tá Thời khẳng định.
Thượng tá Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng phòng Cảnh sát trật tự xã hội, Công an Hà Nội cho biết: “Xích lô Hà Nội theo đăng ký có 264 xe nhưng số xe hiện tại có thể “vọt” lên gấp 3 đến 4 lần. Đây chính là những xe xích lô “dù.”
“Nhiều xe xích lô có dấu hiệu “núp” bóng hay trà trộn để mượn thương hiện các doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm, quản lý, phát hiện và phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành xử lý những xe vi phạm luật pháp này,” Thượng tá Thành chia sẻ.
Theo Thượng tá Trịnh Văn Sỹ, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội, đã xuất hiện tình trạng một số xích lô "bán cái" cho người khác, biến thành xích lô dù ngang nhiên chèo kéo khách du lịch.
“Nhiều xích lô dù né lực lượng chức năng bằng cách chụp giấy phép, dùng biển số giả… gây ra nhiều khó khăn cho việc xử lý,” Thượng tá Sĩ cho hay.
Để hạn chế tình trạng này, Thượng tá Thành cũng kiến nghị các cơ quan chức năng không tiến hành “xóa sổ” xích lô mà nên dừng cấp phép tăng đầu xe xích lô, chỉ giữ đúng 264 xe để quản lý.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, qua hai tháng trật tự hoạt động xích lô du lịch đã có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng xích lô đi không đúng lộ trình, đi vào giờ cao điểm và không giữ đúng khoảng cách vẫn tái diến.
“Việc các xích lô dù núp bóng doanh nghiệp có phần lớn trách nhiệm của doanh nghiệp. Nó làm ảnh hưởng đến thương hiệu và chất lượng dịch vụ du lịch,” ông Linh nhận định.
Còn nhiều bất cập
Hiện công tác quản lý về lao động và kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo và còn nhiều bất cập trong quá trình hoạt động.
Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh xích lô vẫn còn thiếu giấy tờ chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc, không thực hiện trách nhiệm quản lý bán vé, đóng phí bảo hiểm, để xe không đúng nơi quy định…
Thậm chí, tại thời điểm kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Văn hóa không xuất trình được hệ thống sổ kế toán, phiếu thu chi liên quan đến hoạt động kinh doanh vận chuyển khách bằng xe xích lô du lịch nên đã tiến hành đình chỉ hoạt động.
Hà Nội đã bố trí hai điểm đỗ xích lô tại đường Yên Phụ và đường Trần Quang Khải. Tuy nhiên, các đơn vị xích lô đều phàn nàn rằng họ đang gặp khó khăn về điểm đỗ xe bởi điểm đỗ Yên Phụ không phù hợp về vị trí, khoảng cách và đặc thù đón khách.
Theo đại diện các hãng xích lô, tình trạng xích lô thiếu điểm đỗ và lộ trình cho phép xích lô hoạt động bị hạn chế nên có một số trường hợp vi phạm và tập kết tại các điểm sai quy định.
“Hiện nay, cung đường ở một số tuyến phố để xích lô đi là 8 tuyến phố và khu du lịch thành cổ Hà Nội, nếu như các đơn vị kinh doanh đều có khách, lại chung cung đường thì các xe sẽ nối đuôi hàng dài với khoảng cách 5 xe/đoàn và 100m thì sẽ không đủ để cho 264 xích lô đi,” ông Đỗ Anh Thư, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn và dịch vụ du lịch Sans-souci đưa ra dẫn chứng.
Ngoài ra, một vấn đề khác khiến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này băn khoăn là giấy tờ xe của người điều khiển xe xích lô hiện không còn phù hợp khi họ không hoạt động đơn lẻ nữa mà hầu hết đã tham gia cổ phần vào doanh nghiệp.
“Có nhiều trường hợp, khi chủ xe ốm không điều khiển được, người khác có đầy đủ chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn bị cơ quan phạt bởi không đúng chủ phương tiện,” đại diện Công ty cổ phần Huy Phong bức xúc.
Để giải quyết khúc mắc này, theo ông Thới, các ban ngành liên quan xem xét lại lộ trình hiện nay đã hợp lý chưa bởi chúng ta chỉ tính đường đi của xích lô thuận lợi giao thông mà chưa bàn đến việc đi vào các di tích du lịch. Cần mở rộng tuyến đường cho xe xích lô.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Linh, mở rộng tuyến cho xe xích lô phải dựa trên tổ chức giao thông phố cổ mới có thể làm được vì hiện nay, Sở Giao thông vận tải chủ trì xây dựng triển khai đề án tuyến phố đi bộ ở phố cổ nên phải điều chỉnh tất cả các tuyến giao thông công cộng như xe buýt chứ không chỉ riêng xích lô./.
Việt Hùng (Vietnam+)