Sự cố đường ống đẩy giá khí đốt của châu Âu lên mức cao nhất trong năm nay

Sự cố đường ống của một nhà giàn thuộc nhà máy Nyhamna, ngoài khơi Na Uy khiến giá khí đốt trên thị trường châu Âu tăng lên mức 38,56 euro (hơn 41,9 USD)/MWh, mức cao nhất kể từ tháng 12/2023.

(Ảnh: AFP/TTXVN)
(Ảnh: AFP/TTXVN)

Xuất khẩu khí đốt của Na Uy sang châu Âu đã giảm mạnh trong ngày 3/6 sau khi nhà giàn Sleipner thuộc nhà máy Nyhamna, ngoài khơi Na Uy phải ngừng hoạt động, đẩy giá khí đốt ở châu Âu lên mức cao nhất trong năm nay.

Theo Gassco - đơn vị vận hành đường ống, nhà giàn Sleipner đã phải ngừng hoạt động do xuất hiện một vết nứt trên đường ống.

Hiện chưa rõ mất bao lâu mới có thể khắc phục được sự cố. Tuy nhiên, Gassco khẳng định đây không phải sự cố nghiêm trọng.

Vụ việc xảy ra vào tối 2/6 và dự kiến nhà giàn Sleipner - do Equinor điều hành, sẽ phải ngừng hoạt động cho đến ngày 4/6.

Do sự cố, nên lượng cung cấp khí đốt của Na Uy giảm từ 300 triệu m3/ngày xuống còn 256 triệu m3/ngày. Hiện Gassco đang phối hợp với Equinor để khắc phục tình hình.

Sự cố còn khiến giá khí đốt trên thị trường châu Âu tăng lên mức cao nhất 38,56 euro (hơn 41,9 USD)/MWh, kể từ tháng 12/2023.

Năm 2022, Na Uy đã vượt Nga trở thành quốc gia cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.