Người dân Đồng Tâm đồng ý thả người sau cuộc đối thoại với Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung là một trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã thảo luận, cho ý kiến về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc trong xác minh, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; cho ý kiến chỉ đạo xử lý, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; thống nhất kế hoạch kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong năm 2017; thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại một số địa phương.
Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục nỗ lực, cố gắng, tích cực, chủ động trong phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Trọng tâm là khẩn trương điều tra bổ sung, truy tố, hoàn thành việc xét xử sơ thẩm 3/6 vụ án còn lại theo Thông báo số 30-TB/BCĐTW của Ban Chỉ đạo theo tiến độ đã được thống nhất tại cuộc họp (vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, giai đoạn một; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, phần Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy, yêu cầu điều tra, xét xử lại; vụ án Nguyễn Việt Hoàng và đồng phạm); sớm kết thúc điều tra, xử lý giai đoạn hai các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo theo tiến độ đã được thống nhất tại cuộc họp.
Các lực lượng chức năng tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.
Xem thêm: Tập trung lực lượng truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước
Quan điểm của Hà Nội là sẽ rà soát lại tất cả quá trình quản lý, sử dụng đất, kể cả những sai phạm đã được xử lý; tiến hành thanh tra toàn diện đất tại Đồng Sênh nói riêng và toàn xã Đồng Tâm nói chung; sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đấy, đúng người đúng tội.
Việc thanh tra còn để thành phố nắm rõ nguồn gốc đất và quá trình sử dụng của nhân dân, xác định chính xác tính pháp lý, từ đó mới áp dụng được các cơ chế chính sách và pháp luật để giải quyết thấu đáo.
Ngày 22/4, tại hội trường Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã về gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người dân.
Tại buổi đối thoại, người dân xã Đồng Tâm đã nêu 8 kiến nghị chính trong số 21 kiến nghị. Đó là sau khi tự kiểm điểm, người dân xã Đồng Tâm tự nhận thấy do không hiểu biết nên đã có những sai sót, vi phạm pháp luật. Vì vậy, nhân dân mong muốn các cơ quan chức năng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố tha thứ, khoan hồng, không truy cứu hình sự.
Hầu hết các ý kiến của người dân đều thừa nhận việc bắt giữ người là sai trái, mong được Nhà nước khoan hồng, tha thứ. Tuy nhiên, người dân cũng phản ánh việc khó khăn trong tiếp xúc, gặp gỡ cán bộ ở cấp dưới, từ đó bức xúc ngày càng tăng dẫn đến sự việc trên. Người dân luôn tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và hy vọng vụ việc được giải quyết triệt để.
Sau khi lắng nghe các ý kiến của người dân xã Đồng Tâm, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định rất chia sẻ với những bức xúc của người dân trong thời gian vừa qua và tại buổi đối thoại ngày hôm nay.
“Thành phố đã ra quyết định Thanh tra 1121 ngày 20/4/2017 thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm. Tôi cam kết đúng 45 ngày sẽ có kết luận và trực tiếp tôi sẽ về đây công bố công khai cho đến khi bà con đồng thuận. Để việc thanh tra được khách quan, sẽ có đại diện Ban Dân vận Trung ương, Đại biểu Quốc hội, Thanh tra Chính phủ cùng giám sát. Đề nghị bà con cung cấp tư liệu và cùng tham gia giám sát để thanh tra được công tâm, chính xác," Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Xem thêm: Hà Nội đang nỗ lực giải quyết ổn thỏa vụ việc tại xã Đồng Tâm
Thông báo kết luận nêu rõ thời gian vừa qua, Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, nhà đầu tư đã có nhiều cố gắng trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, trong đó có Dự án thép Cà Ná.
Hiện nay, Dự án mới đang ở mức đánh giá sơ bộ, công tác chuẩn bị Dự án còn vội vàng, thông tin về Dự án còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa toàn diện, do đó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan tạm dừng việc đề xuất Dự án thép Cà Ná để làm rõ một số vấn đề.
Cụ thể là tính toán kỹ nhu cầu thị trường thép trong nước và thế giới; đánh giá kỹ vấn đề môi trường, công nghệ, thiết bị của dự án, đặc biệt nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đảm bảo dự án an toàn không xảy sự cố tương tự như Formosa; xác định tổng mức vốn đầu tư tổng thể trong đó có tính đến cảng biển nước sâu, đường sắt, đường bộ, đồng thời xác định rõ nguồn nguyên liệu cho dự án…
Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, đây là dự án công nghiệp nặng luyện cán thép, được đề xuất sau sự cố nhà máy thép Formosa nên rất nhạy cảm, vì vậy bước nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư cần làm kỹ các nội dung trên như ở mức nghiên cứu khả thi dự án.
Sau khi nghiên cứu kỹ, làm rõ các vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Ninh Thuận phối hợp các cơ quan liên quan hoàn thiện lại, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo tạm dừng việc đề xuất Dự án thép Cà Ná
Trong thời gian tổ chức đăng ký, không xảy ra tình trạng nghẽn mạng; nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo kết thúc việc nhập dữ liệu lên hệ thống sớm hơn dự kiến. Tính đến 17 giờ cùng ngày, có tổng số 859.835 thí sinh đăng ký, trong đó, gần 75% số thí sinh đăng ký thi và lấy kết quả xét tuyển vào đại học.
Có 321.451 thí sinh (37,39%) đăng ký bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và 417.334 thí sinh (48,54%) đăng ký bài thi Khoa học xã hội. 71.046 thí sinh (8,26%) đăng ký cả hai bài thi tổ hợp.
Mặc dù năm nay không giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhưng thí sinh cũng không đăng ký quá nhiều nguyện vọng, chỉ lựa chọn bốn đến năm nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Có 13% số thí sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng xét tuyển, 30% số thí sinh đăng ký hai nguyện vọng.
Xem thêm: Gần 860 nghìn thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận ngành công nghiệp ôtô đang đứng trước nhiều khó khăn và biến động, trước mắt là giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% từ năm 2018. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển của ngành vẫn kiên trì mục tiêu phát triển sản xuất, lắp ráp trong nước đồng thời phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Tại lễ khởi công nhà máy Thaco-Mazda, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng ví von "những quốc gia có 50 triệu dân trở lên đều làm được ôtô, trong khi Việt Nam có gần 100 triệu dân." Vì vậy Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp tục khảo sát để xây dựng chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất ôtô Việt Nam.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong giai đoạn trước mắt, công nghiệp ôtô Việt Nam cố gắng tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu của các thương hiệu hiện có. Bên cạnh đó, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có sản lượng lớn tại Việt Nam; thu hút đầu tư và hỗ trợ sản xuất có định hướng vào thị trường “ngách,” các hãng xe, dòng xe chưa có cơ sở sản xuất lớn tại thị trường ASEAN.
Xem thêm: Công nghiệp ôtô Việt Nam: Cần thêm những “cú” lội ngược dòng
Đây là nhận định của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) tại buổi Họp báo thường kỳ công bố số liệu thị trường bất động sản quý 1 và triển vọng quý 2 năm 2017 do hiệp hội này tổ chức ngày 21/4, tại Hà Nội.
Tại cuộc họp báo, nhìn nhận về thị trường bất động sản quý 1 năm 2017, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản những tháng đầu năm giao dịch chững lại do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán.
Đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà cho hay, với lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng cao, tăng 29% so với quý 4 năm 2016; 3 tháng đầu năm có trên 1 triệu lượt khách nước ngoài đến Việt Nam.
Lượng vốn FDI đổ vào bất động sản trong chưa đầy 3 tháng đầu năm 2017 đạt 334 triệu USD tăng 91,5%. Đây là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường bất động sản.
Theo số liệu thống kê của các sàn giao dịch thành viên thuộc Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý 1 năm 2017 ghi nhận giao dịch ở cả nhà ở, đất nền và bất động sản nghỉ dưỡng giảm sút so với quý 4 năm 2016 và cùng kỳ năm 2016, đạt 18.338 giao dịch.
Xem thêm: Thị trường bất động sản: Cần cẩn trọng khi nguồn cung tăng
Ban Bí thư đã thảo luận dân chủ, phân tích kỹ lưỡng, khách quan, toàn diện các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, của một số cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý có liên quan đến sự cố về môi trường tại 4 tỉnh miền Trung và kết luận như sau:
Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và hậu kiểm, để Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số cá nhân có nhiều sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước liên quan đến Dự án Formosa Hà Tĩnh, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng cho môi trường và đời sống của nhân dân; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW và Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Ban Bí thư thống nhất 100% bằng phiếu kín, quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016; thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Minh Quang; kỷ luật cách chức Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 đối với đồng chí Bùi Cách Tuyến và đồng chí Nguyễn Thái Lai; kỷ luật cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015 đối với đồng chí Võ Kim Cự (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh theo quy định).
Xem thêm: Ban Bí thư ra quyết định kỷ luật ông Nguyễn Minh Quang và Võ Kim Cự
Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, 59 tuổi, ngụ phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài bà Xuyến, ba người khác gồm Nguyễn Đức Tài, 49 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, nguyên Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á; Nguyễn Văn Thuận; 58 tuổi, ngụ quận 2, nguyên Phó Giám đốc Sở giao dịch này và Trần Thế Hùng, 56 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, nguyên thủ quỹ Sở giao dịch này cũng bị khởi tố cùng tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Bà Xuyến là Phó Tổng giám đốc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á kiêm thành viên Hội đồng quản trị.
Tháng 9/2015, bà Xuyến bị đình chỉ chức vụ. Trong quá trình làm việc, bà Xuyến đã lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới tất toán khống nhiều khoản vay để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Ngoài ra, bà còn cho vay sai mục đích, sai quy trình nhiều khoản vay. Tổng thiệt hại bà Xuyến gây ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á là hơn 350 tỷ đồng.
Xem thêm: Khởi tố và bắt tạm giam nguyên Phó Tổng giám đốc DongA Bank
Các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao; nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo; đạo diễn Trần Bảng; nhạc sĩ Thuận Yến; nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng; nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhà thơ Thu Bồn.
Các tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước gồm Lê Lam, Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Hữu Cấy, Bửu Chỉ, Cao Việt Bách, Nguyễn Bích, Trần Viết Bính (Trần Việt), Trần Lâm Biền, Nguyễn Thành Đại (Từ Lương), Hoàng Quốc Hải, Trần Hoàng Hải, Diệp Đình Hoa, Lê Việt Hòa, Nguyễn Thị Tài Hồng, Phan Thị Gia Hương, Hứa Thanh Kiểm, Phạm Vũ La, Nguyễn Đình Lạp, Trần Văn Lễ, Hoàng Anh Nhân, Lâm Tấn Tài, Mầu Hoàng Thiết, Ngô Đức Thịnh, Đỗ Văn Thuận, Ông Văn Tùng, Nguyễn Thế Song, Tạ Hữu Yên và Nguyễn Văn Vinh.
Trước đó ngày 30/3, nhà thơ Xuân Quỳnh cũng được Chủ tịch ký quyết định truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ “Lời ru trên mặt đất” và "Bầu trời trong quả trứng”./.
Xem thêm: Thêm 35 tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước
Cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Tòa án quốc tế về Monsanto công bố kết luận Tập đoàn Monsanto đã hủy diệt môi trường, gây thiệt hại cho người dân Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việt Nam hoan nghênh phán xét của Tòa án quốc tế về Monsanto ngày 18/4 kết luận Monsanto đã hủy hoại môi trường Việt Nam. Đây là thực tế khách quan về hậu quả chiến tranh vô cùng nặng nề ở Việt Nam nhất là do tác động của chất da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng. Đề nghị Monsanto tôn trọng kiến nghị tham vấn của Tòa án và sớm có hành động thiết thực góp phần giải quyết hậu quả do chất độc da cam/dioxin để lại."
Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Mỹ gần đây có những bước đi tích cực hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam trong đó có chất độc da cam. Các công ty của Mỹ cũng như Monsanto cần có trách nhiệm hỗ trợ khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.”
Xem thêm: Monsanto cần hỗ trợ khắc phục hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam