Bộ Tài chính khoán kinh phí xe công đưa đón lãnh đạo theo giá taxi và vụ thảm sát 4 bà cháu ở Quảng Ninh là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Phát biểu tại Lễ Công bố, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh, cuốn sách không chỉ điểm lại công tác đối ngoại của Việt Nam trong năm 2015 mà còn nhìn lại cả hành trình 5 năm vừa qua, đồng thời nêu bật những nội dung cốt yếu mới về đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII.
Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Sách Xanh Ngoại giao Việt Nam nhằm giới thiệu chính sách đối ngoại của Việt Nam, những thành tựu nổi bật về đối ngoại của Việt Nam trong năm 2015.
Cuốn sách gồm có 6 chương với các nội dung: khái quát về tình hình thế giới, khu vực năm 2015 và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; Điểm lại những hoạt động ngoại giao song phương nổi bật trong năm 2015 và trong 5 năm qua; Các hoạt động ngoại giao đa phương (trình bày những hoạt động ngoại giao tại Liên hợp quốc, ASEAN, hợp tác quốc tế về đấu tranh trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền); Ngoại giao phục vụ phát triển và bảo vệ Tổ quốc (gồm ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đề cập công tác ngoại giao góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo vệ an ninh Tổ quốc); Công tác đối ngoại của Đảng, Quốc hội, đối ngoại nhân dân; Những nét lớn trong đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XII.
Xem thêm: Lần đầu tiên công bố “Sách Xanh Ngoại giao Việt Nam 2015”
Cụ thể, năm 2005, rau quả đã xuất khẩu và có mặt ở 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt kim ngạch trên 235 triệu USD; đến năm 2015, số thị trường thâm nhập được đã tăng lên hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD, tăng 123% so với năm 2014 và tăng 782% so với năm 2005. Vẫn trên đà đi lên, trong 8 tháng năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 1,7 tỷ USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, tốc độ xuất khẩu rau quả từ tháng Sáu đến nay có tín hiệu rất tốt. “Bình quân chung, tăng trưởng xuất khẩu rau quả từ đầu năm đến nay khoảng 37%/tháng. Trong năm nay, giá trị xuất khẩu rau quả có khả năng lần đầu tiên sẽ vượt gạo và cán mốc khoảng 2,5-2,6 tỷ USD/năm, góp phần bù đắp cho mức tăng trưởng âm của ngành nông nghiệp trong những tháng đầu năm nay,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Bên cạnh những thị trường truyền thống, thời gian qua ngành rau quả cũng tích cực mở mới nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường “khó tính” đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zeland... Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, vải thiều, xoài của Việt Nam đã đến được thị trường Australia, Mỹ và sắp tới thanh long Việt Nam cũng sẽ có mặt tại Australia.
Xem thêm: Xuất khẩu rau quả bứt phá hướng tới mục tiêu 2,6 tỷ USD trong năm nay
Theo thống kê từ đầu năm 2016 đến nay (từ ngày 4/1 đến ngày 20/9), giá xăng dầu trong nước đã có 18 lần điều chỉnh. Riêng mặt hàng xăng Ron 92 có 8 lần giảm với mức giảm là 4.463 đồng/lít và 8 lần tăng giá với mức tăng tổng cộng là 4.290 đồng/lít và 2 lần đi ngang.
Tại thời điểm ngày 20/9), giá xăng Ron 92 đã tăng trở lại mức 16.232 đồng/lít. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn so với ngày 4/6, khi đó giá xăng Ron 92 đang ở mức 16.509 đồng/lít (cao nhất kể từ đầu năm 2016).
Nhìn lại hơn 1 năm thực hiện Nghị định 83/CP, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, trong quá trình thực hiện Nghị định số 83/CP, thị trường xăng dầu trong nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh doanh xăng dầu cơ bản đã vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ngày càng phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Điều chỉnh linh hoạt, giá xăng không còn "sốc" với người tiêu dùng.
Như vậy, CPI tháng này đã tăng 3,14% so với tháng 12 năm ngoái, kéo theo CPI bình quân chín tháng của năm so với cùng kỳ tăng 2,07%. Thông tin trên được công bố từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 24/9.
Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, nguyên nhân tác động đến mức tăng CPI tháng này phải kể đến việc giá dịch vụ giáo dục tăng đồng loạt tại 53 tỉnh, thành phố ( theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015) đã làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,19% so tháng trước đó đồng thời đóng góp 0,42% vào mức tăng chung của CPI.
Thêm vào đó, thời tiết trong tháng có mưa nhiều nên giá rau tươi tại các chợ tăng mạnh từ 10% - 15%, bởi nguồn cung hạn chế đã đẩy chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,1% so tháng trước.
Ngoài ra, giá xăng, dầu có hai đợt điều chỉnh (19/8 và 5/9, cụ thể giá xăng tăng 1.380 đồng/lít, dầu diezen tăng 720 đồng/lít, khiến chỉ số giá của nhóm giao thông tăng 0,55% đóng góp 0,05% vào mức tăng chung của CPI.
Theo bà Ngọc, từ nay đến hết năm vẫn có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI, đó là giá dịch vụ y tế, giá xăng dầu, chi tiêu dùng cuối năm...
“Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường. Chính phủ và một số Bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI,” bà Ngọc đề xuất./.
Xem thêm: Nhiều nhóm hàng lên giá khiến CPI tháng Chín tăng 0,54%
Theo quyết định vừa được công bố chiều 21/9, chế độ khoán được tính với xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày của chức danh Thứ trưởng Bộ Tài chính và lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương).
Cụ thể, mức khoán được tính bằng đơn giá khoán nhân (x) số km x 2 lượt x số ngày làm việc. Trong số này, đơn giá khoán được xác định theo mức giá các hãng taxi loại 4 chỗ ngồi phổ biến trên thị trường. Ngoài ra, số km khoán là khoảng cách thực tế từ nơi ở đến nơi làm việc; số ngày làm việc của tháng theo quy định của Bộ Luật Lao động (22 ngày).
Về quyết định khoán kinh phí xe công cho lãnh đạo vừa được Bộ Tài chính đưa ra, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình (Học viện Chiến lược và Phát triển) cho rằng, đây thực tế chỉ là hành động “xới” lại chủ trương cũ.
Ông Bình cho hay, việc khoán kinh phí tới các bộ, ngành hay đại biểu Quốc hội trước đây đã được đưa ra nhưng là khuyến khích và rồi ít lãnh đạo thực hiện.
Ông cho rằng, để quyết định mang lại hiệu quả thì phải có biện pháp đi theo. “Khoán kinh phí phải tính toán được tiết kiệm được bao nhiêu xe, tương ứng là bao nhiêu tiền cho ngân sách,” ông nói.
Xem thêm: Bộ Tài chính: Khoán kinh phí xe công đưa đón lãnh đạo theo giá taxi
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị các đơn vị liên quan xem xét sự việc thấu đáo; đúng sai thế nào phải có xử lý nghiêm minh, thông báo trên công luận và trả lời Hội Nhà báo Việt Nam.
Vụ việc xảy ra vào sáng 23/9, rất nhiều phóng viên trong đó có phóng viên Quang Thế của Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đến tác nghiệp trên khu vực cầu Nhật Tân khi được báo có một người đàn ông tử vong ở khu vực này.
Khi đang tác nghiệp, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ bị nhóm người lao tới hành hung, cản trở tác nghiệp khiến phóng viên Quang Thế bị thương. Sự việc phóng viên bị hành hung đã có đoạn video ghi lại rất rõ ràng. Ngay sau đó, nhóm người được xác định là cán bộ thuộc đội cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh.
Mặc dù Công an huyện Đông Anh đã xin lỗi phóng viên Quang Thế và Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, Hội Nhà báo Việt Nam cũng như giới báo chí nói chung đều cho rằng cần phải xử lý nghiêm vụ việc.
Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội xử lý nghiêm một số cảnh sát mặc thường phục thuộc Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) hành hung phóng viên báo Tuổi trẻ.
Xem thêm: Hội Nhà báo đề nghị xử lý nghiêm vụ phóng viên bị hành hung
Nghi phạm là Doãn Trung Dũng, sinh năm 1971, trú tại tổ 7, khu 1, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị ai phát hiện hoặc có thông tin về Doãn Trung Dũng thì thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc gọi điện đến Cục Cảnh sát Hình sự-Bộ Công an, số điện thoại: 069 23 44 103.
Trước đó, vào khoảng 7 giờ sáng 24/9, chị Vũ Thị Thanh, sinh năm 1983, nhân viên của cửa hàng kinh doanh xăng dầu Phương Nam, đi làm ca về nhà riêng ở tổ 1, khu Hợp Thành, phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, phát hiện trong nhà 4 bà cháu bị chết, có tác động thương tích, nghi có dấu hiệu án mạng.
Các nạn nhân xấu số gồm: bà Nguyễn Thị Hát, sinh 1955 là mẹ đẻ chị Thanh; cháu Phạm Đình Hưng, sinh năm 2007 là con đẻ chị Thanh;, cháu Phạm Thu Hà, sinh năm 2008 là con đẻ chị Thanh và cháu Vũ Khánh Huyền, sinh năm 2013, là cháu ruột-con chị gái chị Thanh.
Xem thêm: Xác định danh tính nghi phạm trong vụ thảm sát 4 bà cháu
Phát biểu tại buổi lễ, bà Suzan Vize, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bày tỏ ngưỡng mộ đối với những sáng tạo được lưu giữ trên Mộc bản Trường học Phúc Giang và khẳng định sự độc đáo của di sản thuộc sở hữu của một dòng họ duy nhất ở Việt Nam còn được lưu giữ đến ngày nay.
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO tại Việt Nam, cho rằng việc ghi danh Mộc bản Trường học Phúc Giang đã khẳng định thêm truyền thống hiếu học của con người Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mộc bản Trường học Phúc Giang có hơn 2.000 bản gỗ thị được khắc chữ Hán và Nôm ngược để in sách phục vụ việc giáo dục, khoa cử, chọn nhân tài cho quốc gia cuối thời Hậu Lê do dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh) chế tác và gìn giữ.
Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, hiện nay toàn bộ mộc bản chỉ còn 394 bộ được lưu giữ và bảo quản tại Nhà thờ Nguyễn Huy Tự (xã Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Xem thêm: Mộc bản Phúc Giang được công nhận là Di sản tư liệu thế giới
Từ chủ đề cuộc thi là “Hãy viết một bức thư cho chính mình năm 45 tuổi,” Thu Trang đã hóa thân thành cậu bé Aylan Kurdi - người thiệt mạng trên bờ biển Bodrum (Thổ Nhĩ Kỳ) trong chuyến vượt biển cùng gia đình - để viết thư cho chính mình vào năm 45 tuổi.
Lời kể của cậu bé Aylan Kurdi trên Thiên đường, hay chính là giấc mơ của Nguyễn Thị Thu Trang về một thế giới không còn bạo lực, không còn cảnh con người phải xua đuổi nhau, dồn nhau xuống biển không chỉ lay động lòng người mà còn gây được ấn tượng rất mạnh với Ban giám khảo.
Ngay sau khi nhận được thông báo từ Liên minh Bưu chính thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam… khẩn trương chuẩn bị các thủ tục để đưa Thu Trang sang Thổ Nhĩ Kỳ nhận giải thưởng trong khuôn khổ Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 26 tại Istanbul vào đầu tháng Mười tới.
Với việc đoạt giải ở tầm quốc tế, đây là lần thứ hai Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi viết thư Quốc tế UPU. Trước đó, học sinh Hồ Thị Hiếu Hiền (Trung học Cơ sở Tây Sơn, Đà Nẵng) đã đạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 39.
Xem thêm: Cô học trò nhỏ ở Hải Dương giành giải nhất thi Viết thư quốc tế
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết về chất lượng nước biển, hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, hàm lượng sắt và xyanua đã nằm trong ngưỡng cho phép, hàm lượng tổng phenol trong nước biển đã giảm đến giá trị nhỏ hơn giới hạn cho phép.
Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh học và quy mô, nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực.
Về hải sản, qua công tác lấy mẫu, kiểm tra hơn 1.000 mẫu hải sản thuộc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung, Bộ Y tế kết luận: Tất cả hải sản sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi (cá ngừ, cá thu, cá nục, chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm) của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Các hải sản khác sống ở đáy trong vòng 13,5 hải lý (ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá) chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị người dân không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.
Xem thêm: Tiếp tục lấy mẫu hải sản tầng đáy trong vòng 20 hải lý để xét nghiệm