Tưng bừng lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương và vụ 9 hoc sinh nam ở Quảng Ngãi chết đuối thương tâm là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 7-13/9:
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội đã thông qua 7 luật: Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật dược (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).
Quốc hội đã miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao của Nhà nước. Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, 2 Phó Chủ tịch Quốc hội, 7 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước; bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ, 18 Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách 2 Phó Chủ tịch và 13 Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia và danh sách 1 Phó Chủ tịch, 3 Ủy viên Hội đồng Quốc phòng-An ninh.
Lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên thệ trước Quốc kỳ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, cam kết trước Quốc hội và Nhân dân nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; Nghị quyết về tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước; Nghị quyết phê chuẩn công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 cấp quốc gia.
Xem thêm: Quốc hội đã hoàn thành chương trình với nhiều nội dung quan trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã cử hành các nghi lễ trọng thể, dâng hương, hoa, lễ vật tại Thượng Cung, thành kính tri ân công đức các vị liệt tổ, liệt tông đã có công khai thiên lập quốc, lập nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam; đồng thời cầu cho quốc thái dân an, đất nước bình yên, thịnh vượng, trường tồn.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm - ngày lễ trọng của cả dân tộc, là dịp thể hiện tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt; là biểu tượng của giá trị văn hóa tinh thần vô cùng độc đáo và sâu sắc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"; nhớ về tổ tông, về nghĩa “ đồng bào ” để cùng nhau làm nên sức mạnh Việt Nam trong tiến trình dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc.
Theo Ban Tổ chức Lễ hội, khoảng 7 triệu lượt du khách trong nước và nước ngoài đã về thăm đất Tổ trong những ngày này.
Xem thêm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
Đây là hội nghị cuối cùng để Mặt trận hiệp thương giới thiệu danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV.
Kết thúc Hội nghị hiệp thương lần ba, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thông qua danh sách 197 người ở khối Trung ương để bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Sau Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, các cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử, bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử (27/4) và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 21/5).
Xem thêm: Thông qua 197 ứng viên ở khối Trung ương để bầu đại biểu Quốc hội
Theo Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), công việc cần làm tiếp theo của giai đoạn này là giải phóng nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh, bền vững.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực quản trị, công khai, minh bạch và gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn lại thích ứng với cơ chế thị trường, yêu cầu hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
“Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận, cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; doanh nghiệp nhà nước phục vụ xã hội dân sinh phải tạo ra sản phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng,” ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho biết.
Ông Đặng Quyết Tiến cũng nhấn mạnh, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải theo phong trào mà phải có lộ trình, kế hoạch, không chạy theo số lượng mà phải chú trọng vấn đề cốt yếu là “chất.” Tức là sau cổ phần hóa, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và sức cạnh tranh tăng. Cùng với đó, vốn nhà nước bán ra phải thu hồi được giá trị cao nhất.
Xem thêm: Đến năm 2020 sẽ giảm 50% số lượng doanh nghiệp nhà nước
Mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2020 đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm từ 3-5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016.
Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố...
Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng. Trong đó, gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động.
Chiến lược cũng đề ra việc nghiên cứu đổi mới các chính sách xã hội liên quan đến phòng, chống tội phạm như chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi.
Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội tỏ ra bức xúc khi tiếp cận vấn đề mức phí BOT khi cho rằng suất đầu tư BOT không minh bạch, vốn chủ sở hữu có thực bỏ ra đầu tư hay là đi vay vốn ngân hàng đầu tư, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng đầu tư chứ không phải nhà đầu tư.
Theo ông Liên, thời gian qua, người dân than phiền vì vừa đóng phí đường bộ theo đầu xe vừa đóng phí qua trạm BOT, đây có thể xem là phí chồng phí bởi từ ngày 1/3/2013, tất cả các trạm phí trên đường bộ theo ngân sách Nhà nước phải dừng thu phí vì đã thu phí bảo trì đường bộ.
Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải cần công khai minh bạch nhà đầu tư tên gì, đầu tư bao nhiêu cây số, tổng mức đầu tư sau khi được kiểm toán, mức thu phí và lộ trình thu từ năm nào đến năm nào như thế nào, mức tăng ra sao, phí đường bộ thu được trong một ngày… Cơ quan Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải hay kể cả kiểm toán phải có trách nhiệm công khai với dân.
Liên quan đến mức phí BOT của Việt Nam thấp nhất các nước Đông Nam Á, ông Liên cho rằng, mức phí thấp nhất không thể so sánh đồng tiền quy đổi ra mà phải dựa trên thu nhập của người dân, sự tăng trưởng kinh tế.
Đa số các ý kiến đều cho rằng, chính vì lợi nhuận hoàn vốn của các nhà đầu tư đã dẫn đến giá phí qua trạm BOT hiện rất cao, quá sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp nên cần phải xem xét lại việc đầu tư ồ ạt các dự án BOT.
Xem thêm: "So sánh phí BOT Việt Nam thấp nhất khu vực là quá khập khiễng"
Trước đó, khoảng 14 giờ cùng ngày, anh Nguyễn Hữu Cường khi đi làm đồng ở bãi bồi Thanh Khiết phát hiện rất nhiều áo quần học sinh để trên bờ nhưng không thấy người.
Nghi có điều chẳng lành nên anh liền chạy vào thôn cầu cứu. Người dân nghe tin đã hỗ trợ cùng anh Cường ra bờ sông lặn tìm và vớt được thi thể của 9 học sinh xấu số.
Thông tin ban đầu xác định, chín học sinh đều học chung lớp 6B, Trường Trung học cơ sở Nghĩa Hà.
Hiện nay, khu vực miền Trung đang bước vào mùa khô, thời tiết nắng nóng nên nhiều học sinh, thanh niên thường tự ý rủ nhau ra những đoạn sông vắng để tắm, dẫn tới nguy cơ bị đuối nước rất cao.
Để sớm khắc phục hậu quả và chủ động phòng, ngừa tai nạn đuối nước của học sinh trong mùa hè, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh khẩn trương thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình có học sinh bị chết do đuối nước và có biện pháp khắc phục hậu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tăng cường công tác quản lý học sinh, thiếu nhi, tổ chức các hoạt động hè an toàn, không để xảy ra tai nạn; trong đó chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội.
Xem thêm: Quảng Ngãi: Tắm sông, 9 học sinh lớp 6 chết đuối thương tâm
Bình luận về con số này, ngày 16/4, ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ dự báo Thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận: “Đúng là có con số 7,3 tỷ USD, nhưng số liệu này là số liệu được phản ánh trong hạng mục đầu tư khác ròng trên bảng cán cân thanh toán quý 3/2015 mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố trên trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, con số này không chỉ bao gồm tiền gửi ra nước ngoài, mà còn bao gồm khoản vay trả nợ nước ngoài ngắn, trung dài hạn của nền kinh tế.”
Ông Vũ lý giải, cán cân thanh toán trong quý 3/2015, tiền gửi ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại tăng thêm 5,9 tỷ USD. Do hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính nên số liệu này biến động thường xuyên, liên tục và phản ánh đúng diễn biến của nền kinh tế trong nước.
Ngoài hạng mục tiền và tiền gửi của các tổ chức tín dụng, trên bảng cán cân thanh toán còn có hạng mục tiền và tiền gửi của khu vực khác (các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác…). Trong quý 3/2015, tiền và tiền gửi của khu vực khác là 2 tỷ USD, không có biến động bất thường so với các quý trước.
"Cũng trong quý này, số liệu này tăng mạnh chủ yếu do xu hướng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư tăng lên trước sự kiện đồng Nhân dân tệ bị phá giá mạnh trong tháng 8/2015 và những đồn đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm tăng lãi suất đã gia tăng sức ép đối với tỷ giá VND/USD. Khi tiền gửi ngoại tệ của khu vực tổ chức kinh tế và dân cư tăng mạnh thì việc các ngân hàng thương mại mang ngoại tệ ra gửi ở nước ngoài trong bối cảnh tín dụng ngoại tệ giảm là diễn biến hết sức bình thường trong hoạt động ngân hàng," ông Vũ cho biết.
Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước phản hồi về con số 7,3 tỷ USD gửi ở nước ngoài
Bên cạnh đó, lượng khách nội địa đến Hà Nội cũng tăng nhanh đạt gần 4,6 triệu lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng lượng khách đến Hà Nội đạt trên 5,6 triệu lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
Thời gian qua, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Hà Nội đã được bổ sung từng bước nâng cao chất lượng phục vụ; sản phẩm du lịch được chú trọng về chất và lượng, từng bước xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn để phát triển du lịch.
Nhiều sản phẩm du lịch đang được ngành du lịch Thủ đô nghiên cứu, xây dựng như du lịch sinh thái Ba Vì, du lịch cộng đồng làng cổ Đường Lâm, du lịch khu vực hồ Tây, phát triển du lịch tâm linh tại hội Gióng Phù Đổng và du lịch sinh thái tại Viện giống Cây trồng của Học viện Nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm…
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới với nhiều hình thức, chú trọng vào các thị trường trọng điểm. Vì vậy, hình ảnh du lịch Hà Nội trên thị trường quốc tế ngày càng nâng cao, khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn.
Xem thêm: Du khách quốc tế đến Hà Nội bất ngờ tăng hơn 1 triệu lượt người
Theo báo cáo của các địa phương, ước tỉnh tổng thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tính đến ngày 13/4 đã lên đến khoảng 5.161 tỷ đồng.
Do đó, theo số liệu tổng hợp ban đầu từ các địa phương, nhu cầu đề xuất hỗ trợ trước mắt của các địa phương là khoảng 4.020 tỷ đồng, hỗ trợ lâu dài là 15.198 tỷ đồng và hỗ trợ thêm khoảng 12.064 tấn gạo.
Chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai bàn giải pháp ứng phó hạn hán và mặn xâm nhập khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra sáng 15/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh rằng, các đơn vị cần quyết liệt chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực ứng phó hạn hán và mặn xâm nhập.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước mắt các đơn vị cần tập trung chủ yếu đảm bảo lương thực và nước sinh hoạt cho nhân dân, không để nhân dân thiếu đói và nước sinh hoạt hoặc phải mua nước với giá cao..
“Các địa phương tiến hành điều chỉnh cơ cấu mùa vụ tại các nơi không đảm bảo nguồn nước, không để người dân sản xuất tại những nơi thiếu nước và có nguy cơ thiệt hại kép,” Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị.
Xem thêm: Đề xuất hỗ trợ gần 20.000 tỷ đồng cho các tỉnh khắc phục hạn, mặn