Chính phủ nhất trí tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2016 và "nóng" phiên chất vấn Quốc hội chưa từng có tiền lệ là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 16-22/11:
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2016 tới đây như sau: Vùng 1 là 3,5 triệu đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015). vùng 2 là 3,1 triệu đồng/tháng, (tăng 350.000 đồng ), vùng 3 là 2,7 triệu đồng/tháng (tăng 300.000 đồng), vùng 4 là 2,4 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng ).
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng, tăng trung bình khoảng 12,4%.
Xem thêm: Lương tối thiểu vùng tăng cao nhất 400.000 đồng từ đầu năm 2016
Liên quan vấn đề Biển Đông, Thủ tướng chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nhất là các hoạt động bồi đắp và xây dựng quy mô lớn đã gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và an ninh khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bên cam kết không theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là cụ thể hóa Điều 5 và đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); hoan nghênh các đề xuất và đóng góp xây dựng của các nước nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Xem thêm tại đây: Hội nghị ASEAN: Thủ tướng đề nghị không quân sự hóa Biển Đông
Nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác APEC và liên kết kinh tế khu vực, Chủ tịch nước khẳng định với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, sau 30 năm đổi mới, bài học rút ra là muốn tăng trưởng thì phải đẩy mạnh hội nhập kinh tế; muốn tăng trưởng bền vững, bao trùm thì phải cải cách mạnh mẽ, đặc biệt về thể chế kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng.
Hướng tới việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nền kinh tế thành viên thúc đẩy liên kết kinh tế vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng.
Xem thêm tại đây: Chủ tịch nước nêu bật đóng góp của Việt Nam thúc đẩy hợp tác APEC
Hơn 2 ngày chất vấn và trả lời chất vấn theo cách thức “chưa từng có” tại Quốc hội đã mang lại nhiều đoạn đối thoại kịch tích và truy đến cùng trách nhiệm của các Bộ trưởng.
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đã trả lời với tinh thần cầu thị, tiếp thu và trách nhiệm xem xét giải quyết các kiến nghị của cử tri cũng được khẳng định rất rõ.
Mặc dù chưa thực sự thỏa mãn do có bộ trưởng, trưởng ngành trả lời còn dài, không đi vào trọng tâm, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng hoạt động chất vấn lần này thể hiện một tinh thần mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, đó là tính dân chủ, công khai, minh bạch được thể hiện rất cao.
Xem thêm tại đây: Dư âm hai ngày chất vấn "chưa từng có" trong lịch sử Quốc hội
Tuy nhiên, tại diễn đàn Tổng kết 30 năm phát triển kinh tế do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 19/11 tại Hà Nội, các chuyên gia cũng cho rằng, còn rất nhiều vấn đề Việt Nam cần phải giải quyết trong chặng đường tiếp theo, nhất là vấn đề năng suất lao động.
Thực tế tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã sụt giảm trong những năm vừa qua. Ở lĩnh vực nông nghiệp, là thế mạnh của Việt Nam thì năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam cũng chỉ bằng 1% của Singapore, 1-4% của Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước OECD; bằng khoảng 50% các nước thu nhập trung bình.
Điều này đang dấy lên quan ngại sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đi xuống và Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Xem thêm tại đây: Năng suất lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1% các nước phát triển
Đây là quy trình quản lý vừa được Tổng cục Hải quan cho biết sẽ thí điểm tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh từ ngày 15/12 tới với container thuộc loại hình tạm nhập-tái xuất, tạm nhập kho ngoại quan, hàng chuyển cửa khẩu, quá cảnh.
Cụ thể, theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, seal định vị GPS được gắn lên container hàng hóa để thực hiện giám sát hành trình, thời gian vận chuyển, cảnh báo mở cửa trong suốt quá trình hàng được vận chuyển từ địa điểm xếp hàng tới nơi dỡ hàng.
Các dữ liệu giám sát sẽ được lưu giữ 5 năm trên hệ thống và là cơ sở để xem xét xử lý các vụ việc có liên quan.
Xem thêm tại đây: Sẽ giám sát hành trình của hàng tạm nhập tái xuất bằng GPS
Một vấn đề nổi cộm hiện nay là tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh chưa được kiểm soát triệt để trong chăn nuôi khiến người tiêu dùng dần "quay lưng" với nhà sản xuất trong nước.
Do đó, muốn vượt qua thách thức của TPP, rõ ràng ngành chăn nuôi phải nâng cao tính cạnh tranh trong chuỗi sản xuất từ hộ chăn nuôi cho đến khâu chế biến, phân phối sản phẩm.
Từ chỗ sản xuất theo truyền thống với quy mô nông hộ nhỏ, lẻ, ngành chăn nuôi phải bắt đầu chuyển đổi sang giai đoạn mới, sản xuất có hiệu quả, với giá thành thấp và đảm bảo an toàn sinh học cao, đáp ứng các tiêu chuẩn thế giới. Có như thế mới hy vọng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có thể hội nhập với thế giới.
Xem thêm tại đây: Đón sóng” TPP: Nguy cơ ngành chăn nuôi thua trên sân nhà
Theo văn bản vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, theo lộ trình hội nhập, từ năm 2018, thuế suất ôtô nguyên chiếc trong khối ASEAN sẽ về 0% và đây là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đánh giá về tác động của những đề xuất này, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh thuế có tác động tích cực tới việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô. Theo đó, ngành sản xuất lắp ráp được định hướng chuyển sang nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ các đối tác công nghệ cao, tạo động lực đột phát cho ngành sản xuất trong nước.
Xem thêm tại đây: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện ôtô về 0% từ năm 2016
Theo phương án phá dỡ giai đoạn 1, chủ đầu tư tiến hành phá dỡ toàn bộ phần tum, tiếp theo sau đó là tầng 19 của tòa nhà.
Theo cam kết của chủ đầu tư, trong quá trình phá dỡ giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ tiếp tục hoàn thiện phương án phá dỡ giai đoạn 2 phần công trình sai phạm còn lại theo đúng quy định của pháp luật (đảm bảo về khoảng lùi, khoảng giật và chiều cao công trình theo đúng nội dung giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế được phê duyệt).
Việc tiến hành phá dỡ phần sai phép của công trình 8B Lê Trực đã được Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, đồng thời với các biện pháp xử lý, khắc phục vi phạm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Xem thêm tại đây: Hà Nội: Bắt đầu phá dỡ phần sai phép của công trình 8B Lê Trực
Báo cáo được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU-ESRT do Liên minh châu Âu tài trợ).
Đây là lần đầu tiên ngành du lịch Việt Nam có một tài liệu tổng hợp được xây dựng theo kinh nghiệm quốc tế, giúp đánh giá được những tác động kinh tế và xã hội của du lịch để quản lý và phát triển du lịch bền vững.
Xem thêm tại đây: Công bố Báo cáo thường niên đầu tiên về du lịch Việt Nam