Sức ép lạm phát tại Trung Quốc đã giảm bớt trong tháng 11

Giá lương thực, thực phẩm giảm 0,8% so với tháng 10 khiến lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 11 giảm 0,14 điểm phần trăm so với tháng 10.
Sức ép lạm phát tại Trung Quốc đã giảm bớt trong tháng 11 ảnh 1Người dân mua sắm tại một chợ ở Nam Ninh thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc ngày 9/11/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 9/12, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI - thước đo lạm phát chính) của nước này trong tháng 11 đã tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu tính theo tháng, CPI giảm 0,2% so với tháng trước do bị ảnh hưởng vì đợt bùng phát dịch COVID-19 và yếu tố mùa vụ.

Theo số liệu thống kê, giá lương thực, thực phẩm giảm 0,8% so với tháng 10, đảo ngược mức tăng (0,1%) trước đó của tháng này.

Như vậy, lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 11 giảm 0,14 điểm phần trăm so với tháng 10.

[Trung Quốc: Kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhất từ đầu năm 2020]

Đặc biệt, giá thịt lợn, mặt hàng chủ yếu ở Trung Quốc, giảm 0,7% so với tháng trước đó, do nhà chức trách đã mở kho dự trữ thịt lợn trong những tháng gần đây và sản lượng lợn tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá thịt lợn tăng 34,4%, giảm 17,4 điểm phần trăm so với tháng 10.

Trong khi đó, giá các mặt hàng không phải thực phẩm tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái và giữ nguyên so với tháng 10.

Giá xăng, dầu diesel và khí hóa lỏng tăng lần lượt 11,4%, 12,3% và 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu thống kê ngày 9/12 cũng cho thấy chỉ số giá sản xuất, dùng để đo chi phí hàng hóa tại nhà máy, đã giảm 1,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.