Đối thoại tăng cường chuỗi cung ứng
Ông Larry C.Y.Wong, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quốc tế và chiến lược Malaysiakhẳng định việc quản lý theo chuỗi cung ứng sẽ chia sẻ lợi nhuận bền vững, tănggiá trị cho người sản xuất. Người sản xuất khi kết nối với chuỗi cung ứng sẽtăng trưởng theo cấp số nhân. Đặc biệt, khi tham gia vào chuỗi cung ứng, giá trịnông sản sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu và liên kết nông thôn-thành thị, thúcđẩy tăng trưởng tổng thể.
Việc phát triển chuỗi cung ứng là cần thiết, tuy nhiên, để phát triển chuỗi cungứng bền vững, Việt Nam cần những chính sách thúc đẩy sự tham gia của các địaphương, tổ chức, doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn cầu.Đây là những nội dung chính được thảo luận tại Diễn đàn chính sách tăng cườnghiệu quả sản xuất nông nghiệp và chuỗi cung ứng nông nghiệp tại Việt Nam vừađược tổ chức.
Theo ông Giovanni Capannelli, Cố vấn đặc biệt, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á,đã đến lúc Việt Nam cần tăng năng suất không phải dựa trên sử dụng các phươngthức cũ mà phải dựa vào chuỗi cung ứng, đặc biệt là việc tối ưu hóa phương thứcthực hành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả, đầu vào cũng như tăng cường tổ chứcchuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để tăng cường chuỗi cung ứng, Việt Nam cần nâng caochất lượng quản trị và thể chế, xây dựng các chính sách, cải thiện cơ chế tàichính, cải thiện cơ sở hạ tầng... thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp ViệtNam.
Chia sẻ về các chính sách tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng nông nghiệp, bàYumiko Tamura, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam cho rằng nôngnghiệp Việt Nam chỉ phát triển hơn nữa thông qua đổi mới chính sách, cải cáchthể chế, ứng dụng công nghệ nhanh cũng như tăng đầu tư, quan tâm chặt chẽ đếnchất lượng nông sản, an toàn thực phẩm.
Về việc phát triển chuỗi cung ứng ở Việt Nam và các vấn đề chính sách phát triểnchuỗi, ông Larry C.Y.Wong cho biết cần giảm bớt sự tham gia của các doanh nghiệpnhà nước cũng như vai trò của doanh nghiệp nhà nước đối với các hợp đồng thươngmại chính phủ. Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ nhưng lại chuyển giao cho khu vựctư nhân thực hiện, bởi khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong chuyển đổicác phân khúc đầu vào-đầu ra cũng như phát triển chuỗi giá trị toàn diện và từngkhâu trong chuỗi. Đặc biệt, cần có sự hỗ trợ thực hiện các phương thức cung ứngdịch vụ, hợp đồng nông sản, hỗ trợ nông nghiệp đa dạng thực hiện chuỗi phân phốihiện đại...
Ngoài ra, đối thoại chính sách không chỉ dừng lại ở cấp độ quốc gia mà cần đốithoại cấp khu vực làm đòn bẩy cho ASEAN và tiểu vùng Mekong, hình thành chuỗicung ứng lương thực thực phẩm khu vực và mạng lưới kinh doanh-khai thác tổnghợp, cũng như tận dụng các khoản đầu tư biên mậu, khai thác chung thị trường mớinổi.
Thí điểm chuỗi cung ứng lúa gạo
Viện trưởng Viện nghiên cứu Quốc tế và chiến lược Malaysia, ông Larry C.Y.Wongnhấn mạnh cạnh tranh trong tương lai sẽ không còn là giữa các công ty mà là giữacác chuỗi cung ứng, vì vậy việc phát triển chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệtquan trọng.
Các linh kiện theo chuỗi cung ứng không cần phải thuộc về một công ty hoặc mộtnhóm công ty mà có thể xây dựng liên minh chiến lược ở các mức độ khác nhau - từcấu trúc lỏng lẻo đến nhà cung cấp chuyên dụng và đầu tư chéo. Vì vậy, các nướcCampuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) tập trung triển dự án tăng thêm giá trịgia tăng dọc theo chuỗi cung ứng đối với sản phẩm gạo - sản phẩm có tiềm năngtăng trưởng lớn nhất.
Chuỗi cung ứng làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các khâu, làm giảm chiphí giao dịch cũng như tăng liên kết thông tin giữa các bên và cải thiện tỷ lệđáp ứng với những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng và thị hiếu để thuđược lợi nhuận đặc biệt. Mặc dù đang trong quá trình đổi mới và còn nhiều tháchthức, các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam hướng tới nâng cao hiệu quả chuỗicung ứng lúa gạo toàn diện và mạng lưới kinh doanh “từ hạt giống đến kệ bánhàng”; tìm kiếm khai mở các thị trường mới trong khu vực và quốc tế.
Hiện nay, trừ Myanmar, còn lại cả Campuchia, Lào và Việt Nam đang xuất khẩu gạovà trong tương lai các nước này đặt mục tiêu xuất khẩu gạo nhiều hơn nhưng tậptrung cho chuỗi cung ứng lúa gạo và mạng lưới kinh doanh “nội khối.”
Trong khu vực Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30-40%sản lượng lúa gạo, còn các nước còn lại trong khu vực chỉ xuất khẩu dưới 10% sảnlượng, do đó trong tương lai, các nước này cần quan tâm hơn đến cân đối lúa gạogiữa các quốc gia nhằm đảm bảo an ninh lương thực, duy trì giá trị và mức tăngtrưởng phù hợp.
Về việc phát triển chuỗi cung ứng, ông Nguyễn Trung Kiên, Trung tâm Tư vấn Chínhsách nông nghiệp cũng đề cập đến hợp tác công-tư và vai trò của khối tư nhântrong chuỗi cung ứng. Sự tham gia của tư nhân sẽ tạo ra thay đổi tích cực trongchuỗi cung ứng.
Đồng thời, ông Kiên nhấn mạnh việc nâng cấp các quá trình trong chuỗi để kết nốichuỗi cung ứng lúa gạo khu vực Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam. Bên cạnh việc chủđộng thu hút đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ, kết nối thịtrường xuất khẩu của chuỗi cung ứng, các nước trong khu vực cần tổ chức thươngmại tiểu ngạch thông qua tăng cường gắn kết, phát huy thế mạnh để tiếp cận thịtrường mới với nhiều ưu đãi như EU, Trung Quốc...
Mỗi nước trong khu vực đều có lợi thế riêng về vị trí chiến lược, địa vị chínhtrị và thương mại. Cụ thể, vị thế của Myanmar đang được nâng cao khi nước nàythực hiện chính sách mở cửa, trong khi đó Campuchia và Lào được ưu đãi đặc biệttrong việc tiếp cận thị trường châu Âu (miễn thuế nhập khẩu 200 USD/tấn). Do đó,tiềm năng phát triển gạo, nhất là các loại gạo hữu cơ, gạo xanh có thương hiệucho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là tại các chuỗi siêu thị lớn làkhả thi.
Với sự gia tăng kết nối, phụ thuộc lẫn nhau trong công nghệ, năng suất, thươngmại và an ninh lương thực, các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam cần phải ápdụng các hệ thống và phương pháp tiếp cận đa ngành, đồng thời cần có sự chuyểnđổi linh hoạt để nắm bắt tiềm năng của từng quốc gia cũng như của cả nhóm, hướngtới quản lý chuỗi cung ứng toàn diện và mạng lưới kinh doanh “từ hạt giống đếnkệ bán hàng” nâng cao năng suất trong ngành lúa gạo.
Điều này sẽ giúp các nướcnày định hướng nỗ lực để giải quyết các vấn đề hội nhập, trong đó có chuỗi cungứng lúa gạo, nhằm đuổi kịp các nước đi trước, đảm bảo an ninh lương thực, pháttriển hiệu quả và bền vững chuỗi cung ứng quốc gia cũng như khu vực./.