Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm 2019 chậm nhất trong 10 năm qua

Theo số liệu từ BoK, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng 2% trong năm 2019 so với năm trước đó và là mức tăng chậm nhất kể từ năm 2009.
Người dân mua sắm hàng hóa tại khu vực Myeongdong, thủ đô Seoul của Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN)
Người dân mua sắm hàng hóa tại khu vực Myeongdong, thủ đô Seoul của Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN)

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 22/1 cho biết, kinh tế nước này đã ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong 10 năm qua trong năm 2019, phần lớn là do xuất khẩu sụt giảm trước căng thẳng thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo số liệu từ BoK, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng 2% trong năm 2019 so với năm trước đó.

Đây là mức tăng chậm nhất kể từ năm 2009, khi nền kinh tế lớn thứ tư châu Á chỉ tăng trưởng 0,7% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

[Tân Thủ tướng Hàn Quốc cam kết thúc đẩy kinh tế, hợp tác với Quốc hội]

Kinh tế Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm nay.

Bên cạnh hoạt động xuất khẩu yếu, BoK cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và sự phục hồi chậm trên thị trường bán dẫn toàn cầu là những nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp nói trên.

Xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm tới 10,3% trong năm 2019 so với năm trước đó, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng là hai nước nhập khẩu nhiều nhất hàng hóa của Hàn Quốc.

Các sản phẩm bán dẫn chiếm gần 25% tổng kim ngach xuất khẩu của nước này.

Tuy nhiên, trong quý cuối cùng của năm ngoái, kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng tốt hơn dự đoán, ở mức 1,2% so với quý trước đó, nhờ sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ và nhu cầu trong nước ổn định.

Đây là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất kể từ quý 3/2017, qua đó làm dấy lên hy vọng rằng kinh tế nước này đang trên đà phục hồi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.