Tham gia lớp tập huấn có gần 70 diễn viên, nhạc công và các giảng viênđến từ các Nhà hát tuồng trong cả nước. Đây là hoạt động nằm trong Chương trìnhmục tiêu quốc gia 2012- 2015 về đầu tư phát triển nghệ thuật truyền thống.
Lớp tập huấn nhằm góp phần vào việc khắc phục tình trạng thiếu hụt độingũ nghệ sỹ biểu diễn tài năng tại các đơn vị nghệ thuật tuồng hiện nay, bảo tồnvà phát triển nghệ thuật tuồng truyền thống trong thời kỳ mới.
Tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn là những nhà lý luận sân khấu, amhiểu sâu sắc về nghệ thuật tuồng, những Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, diễnviên và nhạc công giàu kinh nghiệm của các nhà hát tuồng có bề dày lịch sử như:Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Tuồng Đào Tấn...
Lớp tập huấn kéo dài đến hết ngày 31/12/2012. Trong thời gian này, cácdiễn viên được bồi dưỡng về kỹ năng diễn xuất, hát, múa tuồng truyền thống,thông qua các vai mẫu trong các trích đoạn của những vở tuồng kinh điển như vaiNguyệt Cô, Đào Tam Xuân, Triệu Đình Long, Kỳ Lan Anh, Phương Cơ, Đổng Kim Lân,Kép câu...; Đi sâu vào phương pháp thể hiện những làn điệu tồng cổ, phương phápkết hợp biểu diễn các nhạc cụ dân tộc trong dàn nhạc và xử lý các tình huống sânkhấu...
Ngoài ra, các diễn viên còn được nghiên cứu các chuyên đề như: Nghệthuật tuồng trong đời sống xã hội hiện nay; Sơ lược lịch sử sân khấu tuồng vàđặc trưng hát, múa, diễn của nghệ thuật tuồng truyền thống; Lý luận sân khấutuồng; Vai trò, vị trí và tổ chức dàn nhạc sân khấu kịch hát dân tộc nói chung,sân khấu tuồng nói riêng...
Qua lớp tập huấn, hy vọng những tinh hoa của nghệ thuật tuồng truyềnthống cộng với sức sáng tạo của tuổi trẻ sẽ được các diễn viên phát huy để đưanghệ thuật tuồng đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước./.