Tầu vỏ thép đầu tiên tại Quảng Trị được đưa vào sử dụng

Đây là con tàu đánh cá vỏ thép theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) hoàn thành đầu tiên của Quảng Trị đưa vào hoạt động khai thác thủy hải sản.
Tầu vỏ thép đầu tiên tại Quảng Trị được đưa vào sử dụng ảnh 1Đóng tàu vỏ thép tại Công ty TNHH đóng tàu Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Ngày 4/4, tại cảng cá Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Trị và Công ty Cổ phẩn Cơ khí đóng tàu thủy sản Việt Nam đã bàn giao tàu đánh cá vỏ thép nghề lưới rê mang tên Trọng Tấn 01, do ông Nguyễn Văn Trọng làm chủ đầu tư.

Đây là con tàu đánh cá vỏ thép theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) hoàn thành đầu tiên của Quảng Trị đưa vào hoạt động khai thác thủy hải sản.

Tầu Trọng Tấn 01 được Công ty Cổ phẩn Cơ khí đóng tàu thủy sản Việt Nam đóng mới với chiều dài 25,2m, chiều rộng 22,26m, chiều cao mạn 3,1m.

Tàu lắp máy Yamaha Nhật Bản 610kW/829hp cùng hệ thống khoang trữ lãnh, hệ thống trang thiết bị hảng hải, các trang bị cho thuyền viên đầy đủ và hiện đại, Tổng mức đầu tư gần 15,2 tỷ đồng.

Việc hoàn thành tàu đánh cá vỏ thép nghề lưới rê - Trọng Tấn 01 đã mở ra một thời kỳ mới trong việc đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản của ngư dân Quảng Trị nói riêng và ngư dân của một số tỉnh, thành trên cả nước có điều kiện để phát triển, xây dựng các đội tàu cá có công suất lớn theo hướng hiện đạ, g óp phần nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng khai thác.

Quảng Trị là địa phương đã được Chính phủ chọn thực hiện chính sách thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, khai thác thủy sản xa bờ và cũng là địa phương đi đầu triển khai thực hiện thành công nội dung Nghị định 67 của Chính phủ.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 15/32 chủ tàu trong danh sách theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt đã được các Ngân hàng xem xét thẩm định hồ sơ và ký kết hợp đồng vay vốn đóng mới tàu cá theo đúng trình tự quy định; trong đó có 11 tàu vỏ thép, 4 tàu vỏ gỗ và 19/55 chủ tàu được vay vốn nâng cấp tàu cá.

Tính đến cuối tháng 3/2016, tổng mức đầu tư để triển khai thực hiện Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh là hơn 252,5 tỷ đồng; giá trị hợp đồng cho vay gần 220,9 tỷ đồng; đã giải ngân gần 109 tỷ đồng.

Hầu hết các chủ tàu tổ chức đóng tại các công ty có uy tín, kinh nghiệm và đúng tiến độ thi công. Trong đó, một số tàu cá đã hạ thủy và tiếp tục hoàn thiện đưa vào sử dụng../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.