Thị trường vận tải biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm nay

COVID-19 đã gây ra tình trạng thiếu tàu container và tắc nghẽn tại các cảng vào thời điểm chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao, khiến chi phí vận chuyển hàng hóa leo thang lên mức kỷ lục.
Thị trường vận tải biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm nay ảnh 1Tàu container của Tập đoàn vận tải biển Maersk. (Nguồn: Bloomberg)

Giám đốc điều hành (CEO) công ty vận tải biển khổng lồ A.P. Moller-Maersk của Đan Mạch, ông Soren Skou, ngày 16/9 chia sẻ không nhận thấy có dấu hiệu nào về việc thị trường vận tải biển sẽ "hạ nhiệt" trong năm nay.

Maersk đã nâng triển vọng năm 2021 một lần nữa vào ngày 16/9, do giá cước vận chuyển tăng lên khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắc nghẽn.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng thiếu tàu container và tắc nghẽn tại các cảng vào thời điểm chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao, khiến chi phí vận chuyển hàng hóa leo thang lên mức kỷ lục.

Giữa bối cảnh đó, CEO Soren Skou cho hay không có dấu hiệu nào trong các số liệu của Maersk cho thấy tình hình sẽ thay đổi trong năm nay. Ông kỳ vọng khối lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng 7-8% trong năm 2021 so với năm 2020.

[Ngành vận tải biển toàn cầu vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng]

Theo ông Skou, công ty nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng rất mạnh, kết hợp với việc các doanh nghiệp tăng cường hàng dự trữ. Trong khi đó, thực tế là công suất tại các cảng, nhà kho và tàu vận tải đang không được tận dụng toàn bộ do tác động của đại dịch COVID-19.

Ông Skou cho hay hiện 9-10% công suất container toàn cầu đang neo ngoài các cảng chờ dỡ hàng. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại cảng Long Beach ở Los Angeles, Mỹ nơi có khoảng 60 tàu container đang chờ dỡ hàng.

Maersk, công ty xử lý 1/5 container được vận chuyển trên toàn thế giới, dự kiến thu nhập cơ bản trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) cả năm là 22-23 tỷ USD, tăng từ ước tính trước đó là 18-19,5 tỷ USD.

Maersk dự kiến công bố toàn bộ thu nhập quý 3 vào ngày 2/11 tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.