Thương chiến Mỹ-Trung có thể làm suy yếu hệ thống tài chính Hàn Quốc

Đa số các chuyên gia đánh giá căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, kinh tế Hàn Quốc trì trệ kéo dài, kinh tế toàn cầu chững lại là những yếu tố rủi ro nhất, có thể làm suy yếu tính ổn định tài chính Hàn.
Thương chiến Mỹ-Trung có thể làm suy yếu hệ thống tài chính Hàn Quốc ảnh 1Người dân mua sắm hàng hóa tại khu vực Myeongdong ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Các chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài Hàn Quốc nhận định thương chiến Mỹ-Trung và kinh tế trong nước trì trệ là những yếu tố rủi ro nhất, có thể làm suy yếu tính ổn định của hệ thống tài chính Hàn Quốc.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 9/12 công bố kết quả "khảo sát rủi ro hệ thống nửa cuối năm 2019" với sự tham gia của 92 chuyên gia kinh tế tài chính trong và ngoài nước từ ngày 11-29/11 vừa qua.

Khoảng 74% số chuyên gia kinh tế cho rằng "thương chiến Mỹ-Trung" là yếu tố rủi ro lớn nhất.

52% chọn yếu tố "trì trệ kinh tế trong nước kéo dài," 40% chọn "kinh tế toàn cầu trì trệ," 40% chọn "vấn đề nợ của các hộ gia đình" và 39% chọn "bất ổn kinh tế và tài chính của Trung Quốc."

[Kinh tế Hàn Quốc đón nhận nhiều thông tin kém khả quan]

Đa số các chuyên gia đánh giá căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, kinh tế Hàn Quốc trì trệ kéo dài và kinh tế toàn cầu chững lại là những yếu tố rủi ro ngắn hạn (1 năm); vấn đề nợ của các hộ gia đình và bất ổn kinh tế, tài chính của Trung Quốc là yếu tố rủi ro trung hạn (1-3 năm).

So với kết quả khảo sát hồi tháng Năm vừa qua, tỷ lệ chọn "thương chiến Mỹ-Trung" đã tăng từ 67% lên 74%, trong khi tỷ lệ chọn "kinh tế trong nước trì trệ kéo dài" giảm từ 66% xuống còn 52%.

Các yếu tố "bất ổn trên thị trường bất động sản, kết quả kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp và xuất khẩu giảm" không lọt vào tốp 5 lựa chọn của các chuyên gia trong đợt khảo sát lần này. Song 37% chuyên gia nhận định các yếu tố này vẫn có khả năng đe dọa đến sự ổn định.

Bên cạnh đó, 13% chuyên gia nhận định rủi ro đối với hệ thống tài chính có nguy cơ gia tăng trong năm tới, tăng cao so với đợt khảo sát trước (4%)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.