Tới dự lễ tang có ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyêngiáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trungương; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Y tếNguyễn Quốc Triệu cùng nhiều đại diện cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương,Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố với gần 100 vòng hoa viếng.
Trong bài điếu vănvới niềm tiếc thương vô hạn và cảm phục tài năng thi sĩ Hoàng Cầm, Chủ tịch HộiNhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh chỉ rõ: Sông Đuống là biểu trưng của vùng văn hóaKinh Bắc, nơi mà số phận đã chọn làm vùng quê của thi nhân Hoàng Cầm.
Thi sĩ đãsinh ra ở nơi đó vào ngày 22 tháng 2 năm 1922 tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh, một cái nôi của đất quan họ. Đó là biệt đãi của số phận, bởi đểlàm một thi nhân, không còn mong ước gì hơn là được sinh ra tại một vùng quêphong tình vào bậc nhất của đất Bắc, được bồi đắp cái năng lượng sống tối đa đủtươi tốt cho cả đời người...
Điều đáng quý của Hoàng Cầm là ông đã vượt quanhững hệ luỵ để giữ được tuổi thanh xuân của tài năng qua những tác phẩm như"Men đá vàng" (1989), "Mưa Thuận Thành" (1991), "Lá diêu bông" (1993) ...
Đặcbiệt, năm 2007, Hoàng Cầm đã bước lên sân khấu Nhà hát Lớn để nhận giải thưởngNhà nước về Văn học nghệ thuật.
Sự ra đi của thi sĩ vùng Kinh Bắc đã để lại niềmthương tiếc trong lòng nhiều văn nghệ sĩ.
Những bạn văn thân thiết của nhà thơHoàng Cầm đã có mặt từ sớm tại lễ tang như: nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, NguyễnTrọng Tạo, Dương Tường, nhà văn Bảo Ninh, dịch giả Thúy Toàn, Đoàn Tử Huyến, nhàsử học Dương Trung Quốc...
Từ những vòng hoa tiễn đưa có thể thấy dấu ấn thơHoàng Cầm đã được lưu giữ trong nhiều thế hệ yêu thơ: "Thương tiếc cụ Lá diêu bông," "Vĩnh biệt nhà thơ Mưa Thuận Thành," "Thương tiếc nhà thơ Bên kiasông Đuống..." Đó là những tác phẩm thấm đẫm tình yêu với quê hương Kinh Bắc vàgiúp tên tuổi của ông sống mãi.
Bốn cuốn sổ tang cũng kín đặc những dòngtiễn biệt thi nhân không chỉ của giới văn nghệ sĩ mà còn của cả những người bìnhthường yêu mến thơ ông.
Nhà thơ Phùng Ngọc Diễn đã viết: “Anh là tài hoa củathơ Việt, là thi sĩ Chân-Thiện-Mỹ, là tấm lòng với bạn hữu và nhất là với lớptrẻ làm thơ như em.”
“Phía sau anh, sông Đuống vẫn nghiêng nghiêng mang thơ anhvề với biển lớn” là lời tiễn biệt của nhà thơ Hữu Thỉnh đưa Hoàng Cầm trở về đấtmẹ.
Sau lễ viếng, bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu thơ đã tiễn đưa thi sĩHoàng Cầm về an nghỉ tại khu A, Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội./.