Tổng bãi công tại Hy Lạp phản đối giảm ngân sách, cải cách lao động

Cuộc tổng bãi công tại Hy Lạp ngày 14/12 để phản đối kế hoạch cắt giảm ngân sách và cải cách lao động đã làm tê liệt các dịch vụ công và nhiều hoạt động giao thông đường sắt, đường thủy.
Tổng bãi công tại Hy Lạp phản đối giảm ngân sách, cải cách lao động ảnh 1Người dân đợi xe buýt sau khi hoạt động giao thông đường sắt bị đình trệ do bãi công tại Thessaloniki. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cuộc tổng bãi công tại Hy Lạp ngày 14/12 để phản đối kế hoạch cắt giảm ngân sách và cải cách lao động đã làm tê liệt các dịch vụ công và nhiều hoạt động giao thông đường sắt, đường thủy.

Nhiều chuyến bay nội địa cùng hoạt động tại các trường học và bệnh viện công cũng sẽ bị ảnh hưởng do cuộc bãi công kéo dài sang ngày thứ hai này.

Trước đó, các nghiệp đoàn Hy Lạp đã kêu gọi tổng bãi công trong 24 giờ để phản đối kế hoạch cắt giảm ngân sách và sửa đổi quy định lao động sắp được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội. Ngoài cuộc tổng bãi công, một số cuộc biểu tình riêng lẻ khác cũng diễn ra tại thủ đô Athens và một số thành phố lớn của Hy Lạp trong ngày 14/12.

Hiện Bộ Tài chính Hy Lạp đang duy trì chính sách thuế cao với mục tiêu đưa thặng dư ngân sách lên mức tương đương 3,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), không tính các khoản trả nợ trong năm 2018.

[Hy Lạp và các chủ nợ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ 86 tỷ euro]

Để đáp ứng yêu cầu của nhóm các nước chủ nợ đặt ra mức thặng dư 3,5% GDP, cao hơn nhiều so với con số ban đầu là 1,75%, Hy Lạp đã đặt ra những mục tiêu khắt khe hơn trong năm 2017 nhằm đổi lấy các đợt giải ngân tiếp theo. Hồi tháng trước, Bộ Tài chính tuyên bố đã lấp đủ "khoảng trống tài chính" để có thể tiến hành cắt giảm thuế trong năm 2018, thời điểm Hy Lạp dự kiến chấm dứt gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro.

Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận được ba gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới hơn 350 tỷ euro. Sau hai gói cứu trợ đầu tiên, Hy Lạp vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro với thời hạn giải ngân ba năm đã được thông qua năm 2015 với điều kiện Hy Lạp phải thực hiện đầy đủ các cải cách kinh tế như đã cam kết.

Sau bảy năm thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu và cải cách, Hy Lạp hy vọng gói cứu trợ thứ ba sẽ là gói cứu trợ cuối cùng đưa Athens thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhất trong lịch sử nước này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.