Trên 33 nghìn đơn vị sử dụng lao động được xác nhận hưởng hỗ trợ

Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác nhận danh sách cho trên 984 nghìn lao động của trên 33 nghìn đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 62/63 tỉnh, thành phố.
Trên 33 nghìn đơn vị sử dụng lao động được xác nhận hưởng hỗ trợ ảnh 1Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ xác nhận cho doanh nghiệp, người lao động dừng việc hoặc dừng đóng bảo hiểm xã hội để được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 68. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ tới người lao động và người sử dụng lao động, tính đến hết ngày 10/9, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 516 đơn vị với trên 94 nghìn lao động tại 48/63 tỉnh, thành phố được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 634,1 tỷ đồng.

Cùng với đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác nhận danh sách cho trên 984 nghìn lao động của trên 33 nghìn đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 62/63 tỉnh, thành phố.

[Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022]

Trong đó có 748,4 nghìn lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 30.296 đơn vị; 124,7 nghìn lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 1.788 đơn vị; hơn 1.000 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 10 đơn vị; gần 51 nghìn lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 của 659 đơn vị, được người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc.

Có gần 37,6 nghìn lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động) của 190 đơn vị; hơn 21 nghìn lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 155 đơn vị./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.