Triển lãm “Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời” tại Hoàng Thành Thăng Long

Gần 100 tài liệu, tư liệu, bản đồ, bản vẽ, hình ảnh tiêu biểu về Thành Hà Nội giai đoạn 1802-1945 đã được trưng bày tại Triển lãm “Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời” tại Hoàng Thành Thăng Long.
Triển lãm “Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời” tại Hoàng Thành Thăng Long ảnh 1Hiện vật được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Sáng 22/11, triển lãm “Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời” diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long mang đến cho công chúng góc nhìn về thành Hà Nội (Hoàng Thành Thăng Long) dưới thời nhà Nguyễn và thời người Pháp đô hộ.

Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức, chào mừng kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2004 - 23/11/2019).

Triển lãm “Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời” chia làm hai phần: Nhà Nguyễn với Thành Thăng Long-Hà Nội và người Pháp với Thành Hà Nội.

Triển lãm giới thiệu gần 100 tài liệu, tư liệu, bản đồ, bản vẽ, hình ảnh tiêu biểu về Thành Hà Nội giai đoạn 1802-1945; trong đó có Sơ đồ thành Hà Nội vẽ năm 1821-1831; các hình ảnh Cửa Bắc, Đông, Tây, Nam của Thành Hà Nội (nhìn từ phía ngoài)…

[Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc các triều đại tại Hoàng thành]

Triển lãm “Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời” tại Hoàng Thành Thăng Long ảnh 2Đoàn khách quốc tế tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đặc biệt, tại triển lãm lần này, lần đầu tiên các tài liệu Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới được trưng bày trong không gian di sản Hoàng Thành Thăng Long.

Đây là những tài liệu có giá trị đặc biệt đối với công chúng, các nhà nghiên cứu lịch sử về sự thay đổi của Thành Hà Nội dưới tác động của nhà Nguyễn và người Pháp.

Theo Ban tổ chức, dưới thời Nguyễn, Thành Hà Nội dù không còn giữ vị trí trung tâm song nơi đây vẫn đóng một vai trò chính trị quan trọng.

Thành Hà Nội được nhà Nguyễn cho xây dựng theo kiểu Vauban, trên nền của tòa thành cũ thời Lê. Điện Kính Thiên trở thành hành cung cho các vị vua triều Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc. Đó cũng là nơi để tổ chức đại lễ bang giao và các lễ tiết quan trọng.

Bước sang nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp hai lần đánh chiếm Hà Nội vào các năm 1873, 1882.

Từ giai đoạn 1883-1897, dưới sự tác động của người Pháp, kiến trúc và công năng của Thành Hà Nội có nhiều biến đổi. Ngoài việc tận dụng một số công trình cũ, quân đội Pháp còn xây dựng thêm các công sự bảo vệ, các doanh trại làm trụ sở chỉ huy quân sự.

Những năm đầu thế kỷ XX, Hà Nội nhiều lần được quy hoạch và mở rộng trở thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương.

“Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời” được triển lãm cố định tại Hoàng Thành Thăng Long phục vụ khách tham quan./.

Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đoàn khách quốc tế tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đoàn khách quốc tế tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Khách tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Khách tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Khách tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Khách tham quan triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Hiện vật được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Hiện vật được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Hiện vật được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Hiện vật được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục