Trung Quốc cam kết sẽ phối hợp với WEF bảo vệ toàn cầu hóa

Phó Thủ tướng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bảo hộ và cam kết phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) để bảo vệ toàn cầu hóa và hệ thống thương mại đa phương.
Trung Quốc cam kết sẽ phối hợp với WEF bảo vệ toàn cầu hóa ảnh 1Hàng hóa được bày bán tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa ngày 12/9 khẳng định Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bảo hộ và cam kết phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) để bảo vệ toàn cầu hóa và hệ thống thương mại đa phương.

Tại cuộc gặp người sáng lập, Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) đang diễn ra tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa cho biết với sự trỗi dậy của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, bức tranh kinh tế thế giới vẫn phức tạp dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã phục hồi.

Ông cho biết Trung Quốc sẵn sàng cùng với WEF kịch liệt phản đối chủ nghĩa bảo hộ, và bảo vệ toàn cầu hóa kinh tế và hệ thống thương mại đa phương.

Ông nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với tất cả các bên để làm cho cuộc cách mạng công nghiệp mới đem lại lợi ích cho tất cả các nước và mọi người dân, đồng thời cải thiện sự quản lý toàn cầu để đạt phát triển và thịnh vượng chung.

[WEF ASEAN: Diễn đàn Tương lai kinh tế châu Á - Hợp tác là sức mạnh]

Về phần mình, ông Schwab cho biết WEF ủng hộ thúc đẩy toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương, và phản đối chủ nghĩa bảo hộ và đơn phương.

WEF sẵn sàng tiếp tục tăng cường quan hệ với Trung Quốc, cùng nhau góp phần vào sự phục hồi bền vững và cân bằng của nền kinh tế thế giới.

Từ ngày 11-13/9, Việt Nam và WEF phối hợp tổ chức WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0."

Đây là hội nghị quan trọng, thu hút sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các học giả, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các bên liên quan khác để thảo luận tìm ra các giải pháp mang tính thực tế cho các vấn đề có tầm quan trọng về xã hội và địa kinh tế mang tính cấp bách, trong một chương trình nghị sự rất phong phú./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.