Trung Quốc cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu Mỹ tiến hành áp thuế

Bộ Tài chính Trung Quốc khẳng định các biện pháp thuế quan của Mỹ đã vi phạm sự đồng thuận giữa lãnh đạo hai nước và đi chệch hướng khỏi việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.
Công nhân bốc dỡ đậu tương nhập khẩu tại cảng Nam Thông, tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Công nhân bốc dỡ đậu tương nhập khẩu tại cảng Nam Thông, tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 15/8, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ có những động thái đáp trả cần thiết nếu Mỹ tiến hành áp thuế đối với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc.

Bộ trên khẳng định các biện pháp thuế quan của Mỹ đã vi phạm sự đồng thuận giữa lãnh đạo hai nước và đi chệch hướng khỏi việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Quan hệ giữa hai siêu cường kinh tế đã tồi tệ hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố quyết định áp thuế mới và Bắc Kinh phản ứng bằng cách tạm dừng tất cả các giao dịch mua hàng nông sản của Mỹ.

[Doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách thích ứng trong cơn bão thuế quan]

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer ngày 13/8 cho biết Chính phủ Mỹ sẽ hoãn việc áp các mức thuế 10% đối với hàng hóa điện tử nhập khẩu của Trung Quốc đến ngày 15/12, song vẫn sẽ xúc tiến kế hoạch áp các mức thuế mới đối với lượng hàng hóa trị giá 300 tỷ USD kể từ 1/9 như đã tuyên bố trước đó. 

Các vòng thuế trước của chính quyền ông Trump đối với Trung Quốc đã tránh đánh vào các mặt hàng bán lẻ, nhưng vòng thuế mới sẽ nhắm tới gần như tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà trước đó không bị ảnh hưởng, đó là hàng điện tử tiêu dùng và quần áo, giày dép.

Nếu bị đánh thuế chắc chắn các công ty bán lẻ sẽ phải chia sẻ gánh nặng chi phí thuế cho người tiêu dùng và đương nhiên người tiêu dùng sẽ đành phải mua ít đi hoặc chấp nhận dùng đồ chất lượng kém hơn để phù hợp với thu nhập của mình./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.