Trung Quốc tạo ra hơn nửa lượng nhiệt điện trên thế giới vào năm 2020

Trung Quốc tạo ra 53% tổng lượng nhiệt điện trên thế giới vào năm 2020, nhiều hơn 9 điểm phần trăm so với 5 năm trước bất chấp các cam kết về bảo vệ khí hậu.
Trung Quốc tạo ra hơn nửa lượng nhiệt điện trên thế giới vào năm 2020 ảnh 1(Nguồn: Xinhua)

Một nghiên cứu dữ liệu toàn cầu công bố ngày 29/3 cho thấy Trung Quốc tạo ra 53% tổng lượng nhiệt điện trên thế giới vào năm 2020, nhiều hơn 9 điểm phần trăm so với 5 năm trước bất chấp các cam kết về bảo vệ khí hậu và việc xây dựng hàng trăm nhà máy năng lượng tái tạo của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Theo nghiên cứu từ Ember, một công ty năng lượng có trụ sở tại London (Anh), mặc dù Trung Quốc cũng ghi nhận mức tăng kỷ lục 71,7 gigawatt (GW) năng lượng điện gió và 48,2 GW năng lượng điện Mặt Trời vào năm ngoái, nhưng nước này là quốc gia duy nhất thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong sản xuất nhiệt điện.

Báo cáo cho thấy sản lượng nhiệt điện của Trung Quốc đã tăng 1,7% (tương đương 77 terawatt giờ) và đưa tỷ trọng của nước này trong tổng sản lượng nhiệt điện toàn cầu lên 53%. Con số này tăng khá mạnh từ mức 44% vào năm 2015.

[Trung Quốc lạc điệu trong tài trợ các dự án nhiệt điện tại châu Phi]

Trung Quốc đã cam kết sẽ giảm sự phụ thuộc vào than đá trong nỗ lực đưa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lên mức cao nhất trước năm 2030 và trở thành quốc gia "trung hòa về carbon" vào năm 2060.

Tuy nhiên tới nay, Trung Quốc vẫn chưa thể tạo được đủ nguồn năng lượng sạch để đáp ứng nhu cầu điện đang gia tăng nhanh. Năng lượng tái tạo chỉ đáp ứng khoảng một nửa mức tăng trưởng tiêu thụ điện của Trung Quốc vào năm ngoái.

Ember tính toán rằng Trung Quốc đã giảm đều đặn tỷ trọng than trong tổng mức tiêu thụ năng lượng từ khoảng 70% của một thập kỷ trước xuống còn 56,8% vào năm 2020. Nhưng tổng mức phát điện tuyệt đối vẫn tăng 19% trong giai đoạn 2016-2020.

Trong Quy hoạch 5 năm 2021-2025, Trung Quốc tuyên bố sẽ "kiểm soát hợp lý quy mô và tốc độ phát triển của các dự án xây dựng nhiệt điện."

Ember cho biết Bắc Kinh có thể triển khai các biện pháp cứng rắn hơn sau đó, như đưa ra một giới hạn về tiêu thụ than. Nếu điều đó xảy ra, quỹ đạo phát triển trong tương lai của nhiệt điện có thể sẽ thay đổi lớn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.