Truyền thông quốc tế đánh giá cao nỗ lực vượt khó của kinh tế Việt Nam

Hãng thông tấn Bernama nhận định chính phủ Việt Nam đã đưa ra các hỗ trợ chưa từng có cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, đồng thời thực hiện các điều chỉnh chính sách kịp thời.
Truyền thông quốc tế đánh giá cao nỗ lực vượt khó của kinh tế Việt Nam ảnh 1Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường châu Âu tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Việt Nam đã hoàn thành một số chỉ tiêu kinh tế trong năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trở thành một trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế.

Đây là nhận định được đua ra trong một bài viết do hãng thông tấn Bernama của Malaysia đăng tải mới đây.

Theo bài viết, Việt Nam đã chuyển chiến lược từ “Zero COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch, giúp duy trì các hoạt động kinh tế.

Để có một nền tảng vĩ mô vững chắc, chính phủ đã đưa ra các hỗ trợ chưa từng có cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, đồng thời thực hiện các điều chỉnh chính sách kịp thời.

Mỗi địa phương cũng áp dụng những cách thức riêng trong việc thực hiện các chính sách và chủ trương của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu kép là chống đại dịch và phát triển kinh tế.

Những chính sách và chiến lược như vậy đã củng cố niềm tin của công chúng vào chính phủ, đồng thời khuyến khích người dân chung tay ngăn chặn đại dịch và phát triển kinh tế.

[Chuyên gia: Kinh tế Việt Nam có thể đạt tăng trưởng cao trong 2022]

Hãng thông tấn Bernama nêu rõ kim ngạch ngoại thương vượt 660 tỷ USD, tăng 21%, với thặng dư thương mại khoảng 2,1 tỷ USD.

Đáng chú ý, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đạt hơn 29 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2020. GDP trong năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với năm 2020.

Hãng thông tấn Bernama dẫn lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải chỉ là tạm thời và nhấn mạnh những lợi thế, tiềm năng và động lực mới của đất nước đối với sự phát triển lâu dài và nền tảng vĩ mô, với cán cân kinh tế vững chắc và ổn định./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.