Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập trái cây của Algeria

13 loại trái cây mà Algeria đưa vào danh sách trái cây tạm dừng nhập khẩu gồm cam, quýt, mơ, quả anh đào, quả đào, mận, nho, lê, táo, hạnh nhân, vả, lựu, sơn trà và mộc qua.
Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập trái cây của Algeria ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: fruitgrowersnews)

Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, Bộ Thương mại Algeria vừa thông báo cho Bộ Tài chính nước này về việc cập nhật danh sách các loại trái cây tạm ngừng nhập khẩu vào Algeria trong thời gian thu hoạch.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Algeria khẳng định, doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu các trái cây này sang Algeria nên sẽ không bị ảnh hưởng từ quyết định này.

Theo đó, 13 loại trái cây này gồm cam, quýt, mơ, quả anh đào, quả đào, mận, nho, lê, táo, hạnh nhân, vả, lựu, sơn trà và mộc qua.

[Cơ hội đưa nông sản, thực phẩm Việt vào thị trường Algeria và Senegal]

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, quyết định được đưa ra nhằm "bảo vệ sản xuất trong nước cũng như tăng cường kiểm soát đối với trái cây nhập khẩu để tránh tình trạng ghi hóa đơn cao hơn giá trị thực và bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe của người dân."

Thời gian cấm nhập khẩu đối với mỗi sản phẩm bao gồm cam quýt từ ngày 1/10/2021 đến 30/6/2022; mơ từ 1/4/2021 đến 31/7/2022; anh đào từ 1/5/2021 đến 31/7/2022; đào từ 1/5/2021 đến 31/8/2022; mận từ 1/6/2021 đến 30/9/2022; nho từ 1/6/2021 đến 30/11/2022; lê 1/6/2021 đến 29/2/2022; táo từ 1/6/2021 đến 31/3/2022; hạnh nhân, vả từ 1/6/2021 đến 31/8/2022; lựu từ 1/9/2021 đến 29/2/2022; sơn trà từ 1/4 đến 30/6 và mộc qua 1/10/2021 đến 30/11/2022.

Trên thực tế, lệnh cấm này đã được Algeria đưa ra và áp dụng từ tháng 7/2020. Quốc gia Bắc Phi này hiện vẫn nằm trong số ít các nước chưa phải thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.