Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Ấn Độ

Các doanh nghiệp Ấn Độ đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn về đầu tư, thương mại trong khu vực châu Á của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đến từ Ấn Độ.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Ấn Độ ảnh 1Bà Preeti Saran, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn về đầu tư, thương mại trong khu vực châu Á của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các công ty đến từ Ấn Độ, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành một nền kinh tế lớn trong khu vực.

Đó là nhận định của ông Rajeev Kher, Thứ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/1.

Cũng theo ông Rajeev Kher, Ấn Độ không chỉ mong muốn củng cố, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam mà còn phát triển mối quan hệ này mang tính chiến lược và toàn diện trên cơ sở mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác mới.

Ông Rajeev Kher cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam và Ấn Độ có thể đẩy mạnh hợp tác ở các lĩnh vực dệt may, dược phẩm, hóa chất, công nghệ thông tin, sản phẩm công nghệ cao…

Ấn Độ được đánh giá là một nền kinh tế mới nổi nhiều tiềm năng trên thế giới, thị trường tiêu dùng lớn, do đó cơ hội đầu tư, kinh doanh chia đều cho cả doanh nghiệp nội địa và các công ty nước ngoài.

Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt các lợi thế để tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường tại Ấn Độ.

Tại Diễn đàn, ông Đỗ Hữu Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) nhận định, quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên.

Vì vậy, thông qua Diễn đàn lần này hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác đầu tư, giao thuơng giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ, nhằm góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.

Dịp này, cộng đồng doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như Long An, Cần Thơ… đã được tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu với doanh nghiệp Ấn Độ, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, da giày/túi xách, dược phẩm, nông nghiệp, ngân hàng…

Năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt khoảng 5,4 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt hơn 2,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu từ nước này là hơn 3 tỷ USD.

Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình hợp tác kinh tế cũng được Chính phủ hai quốc gia triển khai tích cực trong thời gian qua như mở đường bay trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh đến Ấn Độ, đồng thời một số lĩnh vực quan trọng cũng được phát triển mạnh như năng lượng, hóa chất, du lịch…/.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Boeing bán công ty con để có thêm nguồn thu

Boeing cho biết sẽ bán Digital Receiver Technology, công ty sản xuất thiết bị không dây cho các cơ quan tình báo, cho Thales Defense & Security, công ty điện tử quốc phòng lớn nhất châu Âu.