Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 16,5 tỷ USD

Tính đến ngày 20/11, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký đạt 15.788 triệu USD với 2.714 dự án được cấp phép mới, giảm 20,3% về vốn và tăng 18,4% về số dự án.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 16,5 tỷ USD ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Tính đến ngày 20/11, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng ký mới tại Việt Nam đạt 15.788 triệu USD với 2.714 dự án được cấp phép, song giảm 20,3% về vốn và tăng 18,4% về số dự án.

Ngoài ra, cả nước có 1.059 lượt dự án điều chỉnh vốn tăng thêm đạt 7.403 triệu USD, giảm 7,4%. Như vậy, tổng số vốn tăng trong 11 tháng là 23.191 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ.

Số liệu trên được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/11.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện của 11 tháng tăng  đạt 16,5 tỷ USD và tăng 3,1%. Thêm vào đó, nhà đầu tư nước ngoài còn thực hiện 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 7,64 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ, trong đó có 995 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 2,96 tỷ USD và 4.887 lượt mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,68 tỷ USD.

Về cơ cấu ngành, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 7.433 triệu USD, chiếm 47,1% tổng vốn đăng ký cấp mới, khu vực kinh doanh bất động sản đạt 5.206 triệu USD, chiếm 33% và các ngành khác đạt 3.147,6 triệu USD, chiếm 19,9%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 16,5 tỷ USD ảnh 2(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 6.055 triệu USD, chiếm 38,4% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Hàn Quốc 3.418 triệu USD, chiếm 21,6%, Singapore 1.111 triệu USD, chiếm 7% và Trung Quốc 892 triệu USD, chiếm 5,7%.

Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng có 125 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 303 triệu USD và 30 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm 54 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 357 triệu USD, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105,8 triệu USD, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 68,4 triệu USD, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50,9 triệu USD.

Trong 11 tháng, vốn đầu tư Việt Nam chảy vào 35 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Lào dẫn đầu với 97,6 triệu USD, Australia là 52,8 triệu USD, Slovakia 35,9 triệu USD, chiếm 10%./.

Lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng cao. (Nguồn: Vnews)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.