Xác lập khu bảo vệ cảnh quan Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Tỉnh Quảng Nam đồng ý để Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn xác lập rừng có tổng diện tích 1.158ha thành khu bảo vệ cảnh quan Di tích Mỹ Sơn.
Xác lập khu bảo vệ cảnh quan Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn ảnh 1Khu di tích Đền tháp Mỹ Sơn. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Ông Phan Hộ, Trưởng ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đồng ý để Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn xác lập khu rừng có tổng diện tích 1.158ha thành rừng bảo vệ cảnh quan Di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn nhằm góp phần bảo tồn các giá trị về lịch sử, văn hóa và cảnh quan tự nhiên của di sản.

Hiện Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã thuê đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát thực địa, xác lập vị trí, giới cận khu rừng bảo vệ cảnh quan di sản để có giải pháp bảo vệ cụ thể.

Quần thể Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được bao bọc bởi 1.158ha rừng, thuộc các xã Duy Phú, Duy Hòa, Duy Sơn, huyện Duy Xuyên và xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Trong tổng diện tích 1.158ha rừng nói trên, có 32 ha rừng nằm trong vùng lõi là nơi bảo tồn các công trình kiến trúc Chămpa cổ xưa.

[Festival 2017 - Hành trình kết nối di sản Quảng Nam với thế giới]

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân huyện Duy Xuyên chỉ đạo, hướng dẫn Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng được giao theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng và các quy định hiện hành khác có liên quan nhằm quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có trong khu di tích được giao quản lý.

Mới đây Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đa dạng sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn” đã khẳng định rừng trong khu vực bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn hiện có nhiều loài động thực vật có giá trị, nhiều loại động thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam, nhiều loài lần đầu mới phát hiện ở rừng nhiệt đới miền Trung Việt Nam.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương, ngành chức năng phối hợp thực hiện đầy đủ các quy trình để giao đất, giao rừng cho Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Ban Quản lý di sản có đầy đủ cơ sở pháp lý, quyền hạn trong việc gìn giữ, bảo vệ, phát triển rừng và đa dạng sinh học./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.