Ngày 18/7, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai đã công bố kết quả khảo sátlấy mẫu xét nghiệm bệnh tay chân miệng (bằng cách ngoáy dịch họng) trên đốitượng người lành mang trùng bệnh.
Theo đó, 100% các mẫu dương tính với chủng EV71 - virus gây bệnh tay chânmiệng tồn tại phổ biến ở miền Nam.
Bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết tháng 6/2013,Trung tâm Y tế Dự phòng Đồng Nai đã tiến hành xét nghiệm bệnh tay chân miệng 10đối tượng (cả người lớn và trẻ em), những người xét nghiệm được chọn ngẫu nhiêntrong cộng đồng.
Việc cả 10 mẫu dương tính với chủng EV71 chứng tỏ virus gây bệnh tay chânmiệng tồn tại phổ biến trong cộng đồng.
Cũng theo ông Ngưỡng, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh tay chân miệnghiện nay là mọi người thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch,uống sạch.
Thời gian qua, trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai đã tiến hành nhiều hình thứctuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong phòng tránh tay chân miệng.
Từ đầu năm 2013 đến nay, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.400 ca mắc tay chân miệng(tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2012) với 1 trường hợp tử vong. Dịch bệnh xuấthiện tại 171/171 xã, phường trong tỉnh.
Những địa phương có số ca mắc cao là thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom,Long Thành. Trước tình hình trên, ngành y tế Đồng Nai đã tiến hành tập huấn điềutrị tay chân miệng cho các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số bệnh viện tuyến huyện, hiện những bệnh việnnày chỉ điều trị trẻ mắc tay chân miệng độ 1 đến độ 2. Từ độ 3 trở đi, bệnh việnphải chuyển người bệnh lên tuyến trên vì thiếu thuốc đặc hiệu và trang thiết bịchuyên dụng./.
Theo đó, 100% các mẫu dương tính với chủng EV71 - virus gây bệnh tay chânmiệng tồn tại phổ biến ở miền Nam.
Bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết tháng 6/2013,Trung tâm Y tế Dự phòng Đồng Nai đã tiến hành xét nghiệm bệnh tay chân miệng 10đối tượng (cả người lớn và trẻ em), những người xét nghiệm được chọn ngẫu nhiêntrong cộng đồng.
Việc cả 10 mẫu dương tính với chủng EV71 chứng tỏ virus gây bệnh tay chânmiệng tồn tại phổ biến trong cộng đồng.
Cũng theo ông Ngưỡng, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh tay chân miệnghiện nay là mọi người thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch,uống sạch.
Thời gian qua, trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai đã tiến hành nhiều hình thứctuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong phòng tránh tay chân miệng.
Từ đầu năm 2013 đến nay, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.400 ca mắc tay chân miệng(tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2012) với 1 trường hợp tử vong. Dịch bệnh xuấthiện tại 171/171 xã, phường trong tỉnh.
Những địa phương có số ca mắc cao là thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom,Long Thành. Trước tình hình trên, ngành y tế Đồng Nai đã tiến hành tập huấn điềutrị tay chân miệng cho các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số bệnh viện tuyến huyện, hiện những bệnh việnnày chỉ điều trị trẻ mắc tay chân miệng độ 1 đến độ 2. Từ độ 3 trở đi, bệnh việnphải chuyển người bệnh lên tuyến trên vì thiếu thuốc đặc hiệu và trang thiết bịchuyên dụng./.
Công Phong (TTXVN)