100% số người được tiêm chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm
Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, hoạt động tiêm chủng tại cả 4 điểm trong ngày đầu tiên đều diễn ra an toàn. 100% số người được tiêm chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm.
Sáng 8/3, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia phối hợp với Hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai đợt tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương và Trung tâm Y tế huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.
Chương trình được thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 và Quyết định số 1467/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022.
Trong ngày 8/3, tổng cộng đã thực hiện tiêm cho 377 người là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng.
Cụ thể, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh) đã tiêm cho 66 người, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm cho 104 người, tại hai điểm tiêm của tỉnh Hải Dương là Trung tâm Y tế TP Hải Dương và Trung tâm Y tế huyện Kim Thành đã tiêm cho 207 người.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Xuân Tuyên và Trần Văn Thuấn dẫn đầu các đoàn công tác của Bộ Y tế đến từng điểm tiêm chủng để kiểm tra, giám sát các khâu chuẩn bị cho quá trình tiêm như bảo quản, vận chuyển vaccine; bố trí các khu vực chức năng tại điểm tiêm chủng (chỗ đón tiếp, nơi ngồi chờ, phòng khám sàng lọc, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm, phòng xử lý sốc phản vệ) theo quy tắc một chiều; đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định về tiêm chủng và phòng dịch của Bộ Y tế. Các Thứ trưởng đều đánh giá cao khâu chuẩn bị và hoạt động triển khai tiêm chủng thực tế tại các địa điểm này.
Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, hoạt động tiêm chủng tại cả 4 điểm tiêm chủng trong ngày đầu tiên đều diễn ra an toàn. 100% số người được tiêm chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm.
Giáo sư-Tiến sỹ Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết các điểm tiêm chủng tại tỉnh Hải Dương đã thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế và tổ chức rất thành công, đảm bảo an toàn tiêm chủng đồng thời chủ động phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2.
Trong ngày 9/3, các điểm tiêm chủng nêu trên tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai. Các tỉnh còn lại đang lập kế hoạch để tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới./.
Với 33.000 liều vaccine, tỉnh Hải Dương đã phân bổ cụ thể cho các nhóm đối tượng là nhân viên y tế đã, đang điều trị bệnh nhân COVID-19, cán bộ lấy mẫu xét nghiệm, nhân viên tại các cơ sở cách ly...
Vaccine của AstraZeneca đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, được bảo quản lạnh ở mức nhiệt 2-8 độ C với thời hạn 6 tháng và mỗi người sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau từ 4 đến 12 tuần.
100 nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tại Khoa Nhiễm D, Khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn và Khoa Cấp cứu là những người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch COVID-19, nhiều đơn vị sản xuất vaccine của Việt Nam đã tăng tốc nghiên cứu để có nguồn vaccine phòng COVID-19 trong nước hiệu quả và ổn định.
Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 27 để khắc phục những bất cập hiện nay.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục.
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cơ sở PK ĐHY Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bảng hiệu sai có chủ đích để tạo niềm tin; thay tên đổi họ, giả danh bác sỹ, nhân viên y tế để khám-chữa bệnh trái phép.
Việc ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác y tế toàn diện giúp hai bên tăng cường hợp tác nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chuyển giao những kỹ thuật mới và hiệu quả phù hợp với tiềm năng của hai nước.
Liên quan đến vụ nhân viên, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinsung Vina bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiệc liên hoan vào trưa 20/10, đến nay đã có 89/91 bệnh nhân xuất viện.
Liên quan đến chủng cúm A/H1pdm, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin,virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic (pdm).
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh các nghiên cứu tập trung vào các bệnh dịch, sức khỏe dân số, quản lý bệnh tật và phát triển các phương pháp điều trị mới.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, ông T.V.T ở tỉnh Bình Định đã tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do tự mua thuốc uống.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng hiện nay tình trạng cung ứng thuốc liên tục gặp trục trặc như thiếu thuốc, thiếu vaccine, thiết bị do gốc rễ của nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho thấy có 4 món thức ăn phát hiện dương tính với vi khuẩn Salmonella là dưa chuột muối, chả lá lốt, gà rang, canh rau muống.
Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi Việt Nam) phối hợp cùng Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) thực hiện chương trình khám tầm soát bệnh tim và tiêm vaccine Cúm cho người dân ở Quảng Bình và Trà Vinh.
Anh N.V.N., nạn nhân trong vụ lũ quét ở Cao Bằng hôm 9/9, bị viêm màng não mủ sau phẫu thuật sọ não nghiêm trọng, nhưng rất may, do thể trạng đáp ứng thuốc tốt nên anh N. đã dần hồi phục.
Trong phiên thảo luận sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội đã nêu nhiều ý kiến trách nhiệm, sâu sắc về những nội dung xung quanh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
WHO cho biết việc Việt Nam áp dụng chiến lược SAFE của WHO, tập trung vào phẫu thuật, thuốc kháng sinh, vệ sinh mặt và cải thiện môi trường, đã thúc đẩy việc loại trừ đau mắt hột.
Chiều 21/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thông tin vừa tiếp nhận trường hợp là nam giới vào viện trong tình trạng sưng nề chảy máu vùng dương vật và vùng bìu bên phải.
Beauty Summit 2024 được coi là điểm sáng xúc tiến thương mại của ngành làm đẹp trong giai đoạn cuối năm 2024, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu.
Theo đại diện Khoa Nội-Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, các nạn nhân đều nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều lần, chóng mặt, một số người sốt.
Thứ trưởng Bộ y tế Trần Văn Thuấn cho hay hiện nay, bên cạnh hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập, cả nước có 384 bệnh viện tư nhân, chiếm 24% tổng số bệnh viện.
Các bệnh viện ở nhiều địa phương tại Việt Nam đưa ra những điều kiện làm việc đặc biệt cho các bác sỹ Hàn Quốc, chẳng hạn như tuần làm việc 44 giờ và lương hàng tháng là 30 triệu won.
Thanh tra tỉnh vừa có Kết luận thanh tra đột xuất với Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam và đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài chính, kế toán tại bệnh viện.
Trước đây với bán lẻ thuốc (nhà thuốc) không có khái niệm kê khai giá bán lẻ nhưng trong dự luật mới sẽ phải kê khai giá bán lẻ với cơ quan quản lý trên địa bàn và niêm yết giá trên sản phẩm.
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế gồm điều kiện, tiêu chí và định mức được thanh toán vừa được Bộ Y tế ban hành.
Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh lý ung thư đại trực tràng chiếm 10% các bệnh lý về ung thư; bệnh trĩ ảnh hưởng gần 50% dân số…
Tình trạng quá tải bệnh viện tuyến cuối xảy ra khi chuỗi chăm sóc sức khỏe thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh thu hút bệnh nhân trong nội bộ hệ thống y tế vẫn là tình trạng tương đối phổ biến.
Nhu cầu chờ ghép tạng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 rất cao với khoảng 100 ca chờ chỉ định ghép gan, 70 ca chờ ghép thận. Trung bình mỗi năm, Bệnh viện ghép được từ 6-8 ca ghép thận và 10-14 ca ghép gan.
Chỉ tính riêng trong tuần đầu của tháng 10/2024, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận các ổ dịch cộng đồng ở thành phố Sầm Sơn, huyện Thường Xuân và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa với gần 40 ca mắc sởi.