Bác Hồ trên đường về thăm Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, ngày 20/2/1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cơ sở sản xuất của mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), ngày 15/9/1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với cán bộ, nhân dân xã Trường Hà, huyện Hà Quảng trong chuyến thăm Cao Bằng, ngày 23/4/2015. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Vẻ đẹp kỳ vĩ của động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh), món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng, một trong những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá tạo nên khung cảnh sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ nhân dân xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm trong chuyến thăm Cao Bằng, ngày 8/1/2017. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, tặng quà các hộ gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn của huyện Trà Lĩnh trong chuyến công tác tỉnh Cao Bằng, ngày 8/1/2017. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Chiến sỹ Đồn Biên phòng Quang Long (Cao Bằng) thực hiện nghi thức chào cột mốc quốc gia trong các chuyến tuần tra biên giới. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN) Vẻ đẹp của thác Bản Giốc, biên giới tự nhiên Việt Nam - Trung Quốc, một trong 4 thác nước lớn nhất thế giới nằm ở khu vực biên giới của các quốc gia; là thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Đông Nam Á. Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, nằm trong Công viên Địa chất Toàn cầu Cao Bằng, được UNESCO công nhận ngày 12/4/2018. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) Di tích lịch sử Pác Bó thuộc địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác Hồ trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945). Trong ảnh: Nơi Bác Hồ từng ngồi câu cá mỗi ngày bên suối Lênin ở Pác Bó. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Di tích lịch sử Pác Bó thuộc địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác Hồ trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945). Trong ảnh: Hang Cốc Bó ở Pác Bó, nơi Bác Hồ từng nghỉ ngơi và làm việc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Vẻ đẹp của thác Bản Giốc, biên giới tự nhiên Việt Nam - Trung Quốc, một trong 4 thác nước lớn nhất thế giới nằm ở khu vực biên giới của các quốc gia; là thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Đông Nam Á. Thác Bản Giốc nằm trong Công viên Địa chất Toàn cầu Cao Bằng, được UNESCO công nhận ngày 12/4/2018. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Ngày 12/4/2018, UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu. Trong ảnh: Thác Bản Giốc ở biên giới Việt - Trung nằm trong Công viên Địa chất Toàn cầu (Cao Bằng). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đến thăm suối Lênin tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó, sáng 15/3/2019, trong chuyến công tác tại Cao Bằng. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Ngày 12/4/2018, UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu. Trong ảnh: Non nước Cao Bằng. (Ảnh: Trọng Đạt/ TTXVN) Ngày 12/4/2018, UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu. Trong ảnh: Non nước Cao Bằng. (Ảnh: Trọng Đạt/ TTXVN) Ngày 12/4/2018, UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu. Trong ảnh: Động Ngườm Ngao (huyện Trùng Khánh) nằm trong Công viên Địa chất Toàn cầu, là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam bởi hệ thống nhũ đá và măng đá tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN) Ngày 12/4/2018, UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu. Trong ảnh: Thác Bản Giốc ở biên giới Việt - Trung nằm trong Công viên Địa chất Toàn cầu (Cao Bằng). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Di tích hồ Hang Then ở huyện Trà Lĩnh, một trong các điểm du lịch hấp dẫn của Cao Bằng (1968). (Ảnh: Vũ Tín/TTXVN) Động Ngườm Ngao, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) nằm trong Công viên Địa chất Toàn cầu, là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam bởi hệ thống nhũ đá và măng đá tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú. (Ảnh: Thanh Hà/ TTXVN) Đèo Mã Phục ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) nổi tiếng bởi sự hiểm trở và vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. (Ảnh: TTXVN) Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập tại Khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), trong đó có 25 người là con em các dân tộc tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: TTXVN) Nhà máy thủy điện Bảo Lâm 3 được khánh thành và đưa vào hoạt động từ ngày 30/6/2018, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; điều tiết lũ cho vùng hạ du, cung cấp nước phục vụ sản xuất trong mùa khô, góp phần thúc đẩy kinh tế cho hai huyện Bảo Lâm và Bắc Mê. (Ảnh: Quốc Đạt/TTXVN) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian trưng bày sản phẩm tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Cao Bằng 2018, ngày 25/11/2018. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh về lại suối Lênin trong dịp lên thăm Pác Bó (Cao Bằng), ngày 20/2/1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng là một miền đất hiếm có, nơi có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản..., đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất, xứng đáng là những di sản địa chất đặc sắc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Nhân dân bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng vui mừng chào đón Bác Hồ về thăm, ngày 20/2/1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới, đóng quân ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, tháng 3/1951. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Bác Hồ với nhân dân bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng trong chuyến thăm Cao Bằng, ngày 20/2/1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Sáng sớm ngày 16/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông để quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê (Cao Bằng), mở màn Chiến dịch Biên giới. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Công nhân Công ty Điện lực Cao Bằng tuyên truyền vận động người dân huyện vùng cao Hà Quảng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN) Hoạt động phát triển dịch vụ tại Trung tâm Viễn thông Cao Bằng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Giờ thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10A, trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Minh Quyết/ TTXVN) Trẻ mẫu giáo trường Mầm non 3/10, thành phố Cao Bằng hào hứng với tiết học làm quen với chữ cái trên máy tính. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Giờ thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10A, trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Quầy giao dịch khách hàng tại Trung tâm Bưu điện tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Nghi thức trong Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, ngày 21/8/2013. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
520 năm thành lập tỉnh Cao Bằng: Những hình ảnh đáng nhớ
Trải qua lịch sử 520 năm xây dựng và phát triển, Cao Bằng vẫn luôn giữ vai trò là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu, xứng danh là “phên dậu” vững chắc nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc.
03/10/2019 16:18