Chiều 24/9, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 25 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I khóa 5 trong tổng số 354 bác sỹ đang được đào tạo tại Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y- Dược Huế và Trường Đại học Y- Dược Hải Phòng.
Đây là hoạt động Dự án Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo).
[Công bố quyết định thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế]
25 bác sỹ trẻ khóa 5 được bàn giao trong đợt này, trong đó có 15 bác sỹ là người dân tộc Mông, Thái, Tày, Mường và Nùng. Các bác sỹ thuộc 8 chuyên ngành: chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, ngoại, nhi, nội, phụ sản và y học cổ truyền sẽ được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sau đó sẽ tình nguyện công tác về 16 huyện nghèo.
Các bác sỹ bàn giao đợt này về công tác tại các huyện miền núi khó khăn như Sìn Hồ, Mù Cang Chải, Đồng Văn, Xín Mần, Tương Dương, Sốp Cộp… thuộc 10 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La và Nghệ An.
Như vậy, với 5 khóa bác sỹ trẻ đã tốt nghiệp, dự án đã bàn giao 77 bác sỹ cho 37 huyện nghèo thuộc 13 tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung.
Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy, nhu cầu bác sỹ tại 62 huyện nghèo là khoảng 598 người thuộc 15 chuyên khoa, trong đó 7 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là khoa nội: 53; khoa ngoại: 49; khoa sản: 55; khoa nhi: 44; khoa hồi sức cấp cứu: 47; khoa truyền nhiễm: 35 và khoa chẩn đoán hình ảnh là 33.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo, giao cho Trường Đại học Y Hà Nội và một số Trường Đại học Y tổ chức đào tạo cho các bác sỹ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, đạt chỉ tiêu vững vàng tay nghề về chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu nhằm phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Kết quả đào tạo các bác sỹ trẻ thuộc dự án: