Các địa phương cần tổng kiểm tra sau sự cố sập cổng trường ở Lào Cai

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường quản lý an toàn kết cấu công trình trên cả nước, đặc biệt là các công trình trường học.
Các địa phương cần tổng kiểm tra sau sự cố sập cổng trường ở Lào Cai ảnh 1Đảm bảo an toàn trường học. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn:Kim Há/TTXVN)

Liên quan đến sự cố sập đổ cổng điểm Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng (Bảo Khánh, Lào Cai) khiến 3 học sinh thiệt mạng, Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường quản lý an toàn kết cấu công trình để đảm bảo an toàn chịu lực và sử dụng hiệu quả.

Không phải lần đầu tiên xảy ra sự cố

Nội dung văn bản số 4467/BXD-GD do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng ký ban hành trong ngày 15/9 nêu rõ: Ngày 7/9/2020, trên địa bàn xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã xảy ra sự cố sập đổ cổng điểm Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng gây thiệt mạng 3 học sinh.

Theo đánh giá sơ bộ tại hiện trường của Đoàn công tác Bộ Xây dựng và cơ quan chuyên môn địa phương, cột trụ đỡ cổng được xây bằng gạch, tiết diện 50x50 (cm), móng nông, không có tường rào, không được thiết kế để chịu tác động đu, bám. Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố đổ trụ cổng trường học trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các công trình sử dụng trụ cổng độc lập.

[Lào Cai: Sập cổng trường, hai bé lớp 1 và một bé mầm non tử vong]

Đánh giá của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng cho thấy các đơn vị tư vấn khi thiết kế các trụ cổng xây gạch độc lập làm trụ đỡ cánh cổng bản lề quay thường coi hạng mục này là một kết cấu công xôn ngàm vào đấtEm kiểm tra lại rồi chuẩn ngữ văn bản chị ạ. Kết cấu công xôn ngàm vào đất (nghĩa là một loại dầm thanh ngang bằng gỗ, một đầu sẽ để tự do, còn một đầu sẽ đâm vào tường, vào đất để đỡ trụ, đỡ mái đua), chịu tác động của thành phần lực đúng tâm (bao gồm trọng lượng của trụ và của cánh cổng), bỏ qua thành phần lực lệch tâm tác dụng lên trụ và hoạt tải bất thường.

Trong khi đó, thành phần lệch tâm là yếu tố chủ yếu gây ra sự mất an toàn cho trụ cổng. Đặc biệt, đối với các công trình trường học sử dụng trụ cổng bằng gạch nguy cơ xảy ra tai nạn rất lớn do tính hiếu động của học sinh.

“Vì vậy, việc rà soát, kiểm tra, tính toán cấu tạo của các trụ cổng xây gạch để đảm bảo an toàn chịu lực và khai thác, sử dụng là cần thiết,” văn bản của Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Thống nhất quản lý về chất lượng công trình

Chính vì thế, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương (đặc biệt là tại các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa) tổ chức thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

Các địa phương cần tổng kiểm tra sau sự cố sập cổng trường ở Lào Cai ảnh 2Hiện trường vụ việc hiện thương tâm. (Ảnh: TTXVN)

Cụ thể, đối với các trụ cổng đã xây bằng gạch, cơ quan chuyên môn các địa phương cần tổ chức kiểm tra các trụ cổng, trường hợp phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh; kiểm tra bằng trực quan địa hình xung quanh, khảo sát bề mặt bên ngoài các trụ cổng, để xác định các dấu hiệu mất an toàn như nghiêng, lún, nứt, vỡ phần thân trụ; hiện tượng ẩm, mủn gạch, vữa; kiểm tra bằng các biện pháp như rung, lắc, đẩy nhẹ, để xác định tình trạng…

[Dời trường đại học, cao đẳng khỏi nội đô Hà Nội: Vẫn "chậm như rùa"]

Đối với những trụ cổng dự kiến xây mới hoặc gia cường, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý công tác thiết kế, thi công, giám sát, năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, công tác bảo trì công trình; lưu ý các đơn vị thiết kế trường học sử dụng giải pháp nền móng và kết cấu phù hợp như móng bê tông cốt thép, trụ bê tông cốt thép kết hợp gạch xây.

Ngoài ra, khi tính toán nền móng, kết cấu trụ cổng, liên kết bản lề, cơ quan chuyên môn địa phương cần xét đến các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác dụng lên cổng và cánh cửa cổng theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành; khuyến khích thiết kế cổng có cánh dạng đẩy ngang hoặc bản lề quay có bánh xe.

Trên cơ sở đó, các địa phương thông báo kết quả đến các đơn vị quản lý trường học lưu ý công tác quản lý, giám sát học sinh trong và ngoài giờ học; ngăn chặn các hiện tượng đu, bám lên cổng trường, tường rào,… hoặc lại gần những vị trí, hạng mục công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; thông báo rõ ràng, dễ nhìn đối với quy định cấm leo trèo, đu bám lên cánh cổng, trụ cổng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn khan hiếm, chưa cải thiện nhiều là bài toán khó giải. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thiếu nguồn cung, nhà ở xã hội vẫn xa đích

Với tiến độ thực hiện các dự án hiện nay thì mục tiêu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội được Chính phủ đặt ra trong năm 2024 rất khó đạt khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm.