Các nước tham gia đàm phán IPEF nhất trí tìm cách tiếp cận mới

Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán IPEF nhấn mạnh các bên sẽ tìm những cách tiếp cận mới và sáng tạo đối với các chính sách thương mại và công nghiệp giúp thực hiện một loạt mục tiêu kinh tế.
Các nước tham gia đàm phán IPEF nhất trí tìm cách tiếp cận mới ảnh 1(Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)

Ngày 9/9, bộ trưởng 14 nước tham gia đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán chính thức về một trật tự kinh tế dựa trên các quy tắc trong khu vực tăng trưởng năng động.

Sau 2 ngày họp tại Los Angeles, Mỹ, Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán IPEF đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh các bên sẽ tìm những cách tiếp cận mới và sáng tạo đối với các chính sách thương mại và công nghiệp giúp thực hiện một loạt mục tiêu kinh tế, tạo động lực cho các hoạt động kinh tế và mang lại các dự án đầu tư.

Đàm phàn trong khuôn khổ IPEF tập trung vào 4 trụ cột chính là thương mại tự do, khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng, năng lượng sạch thông qua giảm phát thải carbon và cơ sở hạ tầng, vấn đề thuế quan và chống tham nhũng.

Tuyên bố chung cho biết 13 nước tham gia thảo luận về tất cả 4 trụ cột trong khi Ấn Độ không tham gia thảo luận về trụ cột thương mại.

[Các bộ trưởng IPEF nhất trí tăng cường chuỗi cung ứng khu vực]

Phát biểu với báo giới , Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đánh giá đây là kết quả ấn tượng, phản ánh sự đồng thuận và cam kết của các bên tham gia đàm phán.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura nói rõ các nước tham gia đàm phán mong muốn thúc đẩy các sáng kiến tập trung vào an ninh kinh tế, bao gồm cả năng lượng.

Theo Bộ trưởng Thương mại Raimondo, Hội nghị bộ trưởng các nước tham gia đàm phán IPEF lần thứ 2 sẽ diễn ra vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, bà từ chối bình luận về việc liệu có thể đạt được một thỏa thuận vào thời điểm diễn ra Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2023 do Mỹ tổ chức hay không./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.