Cảnh báo tác động kinh tế sâu rộng từ chiến sự Nga-Ukraine

Các thể chế tài chính quốc tế cảnh báo xung đột Nga-Ukraine làm giảm nguồn cung năng lượng và thực phẩm; làm gia tăng giá cả và nghèo đói, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới sau dịch COVID-19.
Cảnh báo tác động kinh tế sâu rộng từ chiến sự Nga-Ukraine ảnh 1Người dân sơ tán tránh xung đột tại Irpin, Ukraine, ngày 11/3/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các chủ nợ lớn khác trên toàn cầu ngày 18/3 đã đưa ra cảnh báo về tác động kinh tế sâu rộng từ căng thẳng Nga-Ukraine.

Trong một thông báo chung, các tổ chức trên cho biết: "Nền kinh tế toàn cầu sẽ nhận thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này thông qua tăng trưởng giảm tốc, hoạt động thương mại bị gián đoạn, và lạm phát tăng cao, gây thiệt hại nặng nề cho những người nghèo nhất mà dễ bị tổn thương nhất,” đồng thời cảnh báo tình hình xung đột này đang làm gia tăng sự nghèo đói.

Các thể chế tài chính này còn cảnh báo rằng tác động của cuộc khủng hoảng này sẽ rất sâu rộng, từ việc làm giảm nguồn cung năng lượng và thực phẩm, đến sự gia tăng giá cả và nghèo đói…, từ đó cản trở đà phục hồi của nền kinh tế thế giới từ đại dịch COVID-19.

Đặc biệt, các nước láng giềng của Ukraine sẽ chịu tác động nặng nề từ sự gián đoạn trong hoạt động thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối, cũng như làn sóng di cư của những người tị nạn.

Ngoài ra, sự bất ổn trong đầu tư cũng sẽ làm giảm giá tài sản, thắt chặt điều kiện tài chính và có thể khiến các dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi.

Thông báo của các tổ chức nói trên cho biết: "Các tổ chức của chúng tôi đã phản hồi với những hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine và các nước láng giềng.”

Ngân hàng Tái xây dựng và Phát triển châu Âu (EBRD) đã cam kết 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EBI) cam kết 668 triệu euro, IMF đã cấp cho Ukraine 1,4 tỷ USD, trong khi WB đã huy động hơn 925 triệu USD.

Thông báo nói trên được đưa ra một ngày sau cuộc họp thảo luận về ảnh hưởng toàn cầu từ chiến sự tại Ukraine. Tham gia cuộc họp này còn có Hội đồng Ngân hàng Phát triển châu Âu, EBRD và EIB./.

Nhập mô tả cho video

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.