Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,8%

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng 9,8% so với cùng kỳ, trong đó sản xuất đồ uống tăng 62%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 55,2%...
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,8% ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

"Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tại thời điểm 1/8) đã tăng 9,8% so với cùng kỳ ( tại thời điểm năm 2016 tăng 8,9%)” số liệu trên được công bố từ Theo Báo cáo Kinh tế - Xã hội tháng Tám của Tổng cục Thống kê.

[Giá thịt lợn phục hồi tác động mạnh đến đà tăng của CPI tháng Tám]

Theo đó, các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất đồ uống tăng 62%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 55,2%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 25,6%..., bên cạnh đó các ngành có chỉ số tồn kho ở mức là dệt tăng 1%,  riêng ngành sản xuất phương tiện vận tải khác tồn kho đã giảm 0,3%, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 16,4%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 22,3% và sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 25,1%.

Như vậy, tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân bảy tháng là 65,3%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 131,1%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 82,3%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 77%, sản xuất xe có động cơ 76,4%, sản xuất, chế biến thực phẩm 75,2%.

Về chỉ số tiêu thụ, toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng Bảy đã tăng 1,6% so với tháng Sáu và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính cả bảy tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành chế biến, chế tạo đã có những bước khả quan và tăng 9,5% so với bảy tháng năm ngoái (cùng kỳ năm trước tăng 8,1%).

Về lao động, số việc làm trong các doanh nghiệp công nghiệp (tại thời điểm 1/8) tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm 2016. Tuy nhiên, lao động tại khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 4%, trong khi doanh nghiệp ngoài Nhà nước lại tăng 0,9% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7,6%.

Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 7%, ngành chế biến, chế tạo tăng 5,1%, ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,2% và ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,1% so với cùng thời điểm năm trước./.

Tỷ lệ tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 7 tháng

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.