Chính phủ Đức nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo về dự báo kinh tế mùa Xuân công bố ngày 26/4 cho biết cách đơn đặt hàng nhận được và môi trường kinh doanh cho thấy nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm nay.
Chính phủ Đức nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay ảnh 1Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Herten, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chính phủ Đức ngày 26/4 đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 lên 0,4%, cao hơn so với dự báo tăng 0,2% đưa ra trước đó.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo về dự báo kinh tế mùa Xuân công bố ngày 26/4 cho biết cách đơn đặt hàng nhận được và môi trường kinh doanh cho thấy nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm nay.

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nhấn mạnh: “Sự phục hồi dần dần đang diễn ra, bất chấp môi trường vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.” Ông Habeck nêu rõ: “Trong năm tới, chúng tôi hy vọng sự phục hồi sẽ tiếp tục.”

Dự báo lạm phát cũng được điều chỉnh giảm, với tỷ lệ trong cả năm 2023 và 2024 đều thấp hơn 0,1 điểm phần trăm, lần lượt ở mức 5,9% và 2,7%. Lạm phát của Đức trong năm 2022 là 6,9%.

Theo báo cáo trên, bất chấp các biện pháp hỗ trợ của chính phủ và thu nhập tăng, tiêu dùng cá nhân sẽ vẫn yếu do sức mua giảm liên quan đến lạm phát. Sức mua chỉ cải thiện vào cuối năm khi lạm phát tiếp tục giảm.

[Niềm tin kinh doanh của Đức tăng tháng thứ bảy liên tiếp]

Với những dự báo mới, chính phủ dường như lạc quan hơn so với dự báo của 5 viện kinh tế hàng đầu của Đức, chuẩn bị sẽ đưa ra Dự báo kinh tế chung, với dự đoán mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 0,3%.

Trước đó, Bộ Kinh tế Đức dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sẽ thoát khỏi suy thoái trong gang tấc và đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong quý đầu năm 2023.

Báo cáo của Bộ Kinh tế nêu rõ nguy cơ kinh tế nước này rơi vào suy thoái kỹ thuật dường như đã được ngăn chặn nhờ việc thoát khỏi tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp.

Các chỉ số kinh tế cũng cho thấy tín hiệu phục hồi đáng chú ý trong quý đầu năm 2023 với sản lượng công nghiệp và xây dựng tăng là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời hưởng lợi từ việc các thách thức dần được hóa giải, giá năng lượng giảm và điều kiện thời tiết thuận lợi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.