Chính phủ Italy công bố số liệu bất thường về tỷ lệ lạm phát

Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) cho biết tổng chỉ số giá tiêu dùng quốc gia (NIC), tổng các sản phẩm thuốc lá trong tháng 3 vừa qua đã tăng 0,1% hàng tháng và 1,3% hàng năm.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tỷ lệ lạm phát của Italy đã tăng lên 1,3% trong tháng 3/2024, so với cùng kỳ năm trước, sau khi tỷ lệ lạm phát hàng năm ổn định ở mức 0,8% trong 2 tháng đầu năm nay.

Theo số liệu sơ bộ, được Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố ngày 30/3, tổng chỉ số giá tiêu dùng quốc gia (NIC), tổng các sản phẩm thuốc lá trong tháng 3 vừa qua đã tăng 0,1% hàng tháng và 1,3% hàng năm.

Lạm phát lõi, tức lạm phát ròng hàng hóa năng lượng và thực phẩm tươi sống, tăng từ 2,3% lên 2,4%, trong khi lạm phát cơ bản ròng của riêng hàng hóa năng lượng giảm từ 2,6% xuống 2,5% so với tháng trước.

Mức tăng hàng năm của cái gọi là chỉ số giá 'xe đẩy mua sắm' đã giảm xuống 3% trong tháng 3 từ mức 3,7% trong tháng 2. Mức tăng giá thực phẩm, đồ gia dụng và chăm sóc cá nhân đã giảm từ 3,4% trong tháng 2 xuống 3% trong tháng 3 và giá những sản phẩm có tần suất mua cao đã giảm từ 2,8% trong tháng 2 xuống 2,7% trong tháng 3.

Mức tăng giá các sản phẩm thực phẩm chưa qua chế biến cũng giảm trong tháng 3, giảm xuống 2,6% từ mức 4,4%, mức tăng giá thuốc lá cũng giảm từ 2,6% xuống 1,9%.

Sự gia tăng lạm phát trong tháng 3 có thể là do mức tăng giá năng lượng 10,8% và giá dịch vụ vận tải tăng nhanh 4,4% trong tháng 3.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm tại Italy đã giảm mạnh kể từ khi đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ vào tháng 10/2022, khi đạt đỉnh 11,8% và vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực đồng euro (Eurozone) là 2,6% trong tháng 2/2024 và ước tính giảm xuống 2,5% trong tháng 3./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.